Bài viết mới nhất
Dấu ấn TT Nguyễn Tấn Dũng 2012: Ra biển lớn
Năm 2012, vị thế của Việt Nam tiếp tục tạo uy tín trên trường Quốc tế. Đất nước đã và đang khẳng định vị thế trong nhiều lĩnh vực so với các nước trên thế giới. Trong đó vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa "con thuyền" ra biển lớn không thể thiếu.
Thắt chặt mối quan hệ
Trong năm qua Chính phủ Việt Nam nói chung và bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hoạt động để thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng hay các nước đã có mối quan hệ từ lâu với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ… Trong đó, nổi lên hơn hết là bản thân Thủ tướng đã có khá nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao này.
Đầu tiên là ngày 2/1, tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen và Phu nhân cùng nhiều vị lãnh đạo cấp cao của hai nước đã dự lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 – Tiền thân Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia. Việc khánh thành Khu di tích lịch sử này có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa hai nước và thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước, hai quân đội Việt Nam – Campuchia.
Hàng loạt các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện lãnh đạo các nước trên thế giới đều nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ vè tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho Việt Nam. Đầu tháng 1 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Ahamed, Quốc vụ khanh Ấn Độ có chuyến công tác tại nước ta nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Hàng loạt các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện lãnh đạo các nước trên thế giới đều nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ vè tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho Việt Nam. Đầu tháng 1 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Ahamed, Quốc vụ khanh Ấn Độ có chuyến công tác tại nước ta nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn 4 Thượng Nghị sỹ Mỹ do Thượng Nghị sỹ John McCain dẫn đầu, đang thăm Việt Nam. Thủ tướng khẳng định trong triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia…
Ngoài ra, Thủ tướng còn tiếp nhiều lãnh đạo cấp cao các nước khác như: Phó Tổng thống Cộng hòa Angola Fernando Dias Dos Santos; Đại sứ Indonesia Mayerfas; ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisulit; tiếp nguyên Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama; hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastián Pinera Echenique…
Mới đây là ngày 7/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm cùng Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển hiệu quả, thực chất, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của mỗi nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về đánh giá tình hình, thống nhất về phương hướng và nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, phối hợp tốt hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Mới nhất là ngày 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choumaly Sayasone... Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cường quốc: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam…
Năm 2012, được xem là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… Đằng sau những nghi thức đón tiếp trọng thể của các nước dành cho Thủ tướng là hình ảnh đất nước Việt Nam đang nâng cao vị thế, khẳng định vai trò ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có sức hút và nhận được sự đồng thuận cao, nhất là trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định biển Đông, đảm bảo chủ quyền quốc gia Việt Nam và các nước.
Mới đây là ngày 7/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm cùng Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển hiệu quả, thực chất, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của mỗi nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về đánh giá tình hình, thống nhất về phương hướng và nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, phối hợp tốt hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Mới nhất là ngày 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choumaly Sayasone... Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cường quốc: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam…
Vươn vai ra trường quốc tế
Năm 2012, được xem là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… Đằng sau những nghi thức đón tiếp trọng thể của các nước dành cho Thủ tướng là hình ảnh đất nước Việt Nam đang nâng cao vị thế, khẳng định vai trò ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có sức hút và nhận được sự đồng thuận cao, nhất là trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định biển Đông, đảm bảo chủ quyền quốc gia Việt Nam và các nước.
Lần đầu tiên, Việt Nam trở thành quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực với Nga, Trung Quốc, Anh. Sắp tới sẽ tiến đến xây dựng quan hệ tầm chiến lược với Mỹ và Singapore, Italia. Dự kiến năm 2013, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ký kết Tuyên bố về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đưa Việt Nam và Singapore trở thành hai nước đầu tiên trong ASEAN thiết lập quan hệ này.
Trên cương vị là Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu phái đoàn của Việt Nam tham dự nhiều hội nghị cấp cao của thế giới. Tại các hội nghị, hội thảo này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của Việt Nam trước những vấn đề chung của thế giới. Cụ thể: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đang xem xét để phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung (AP)”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Ngày 19/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo Mekong, Nhật Bản đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi đưa ra sáng kiến của Việt Nam về “phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong”. Sáng kiến này là một nội dung mới vì nếu như trước đây chúng ta kết nối về đường bộ, đường biển thì Thủ tướng đề nghị tăng cường kết nối cả vận tải đường sông. Làm được như vậy sẽ giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của khu vực là dòng sông Mekong, kết nối được các nước trong khu vực; giảm tải vận tải bằng đường bộ, đường biển; tăng cường giao lưu hàng hóa, du lịch giữa các nước Mekong với nhau và giữa các nước Mekong với các nước bên ngoài khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 17-20/11/2012; Ngày sáng 20/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại thủ đô New Delhi trong các ngày 20-21/12… Với việc tham dự và phát biểu tiếng nói tại các sự kiện toàn cầu trên vị thế của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể trên trường quốc tế.
Trong khi đó, Thủ tướng cũng không ngừng việc mở rộng tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ mới với các nước trên thế giới như: Tanzania, Ukraine, Hungary, Đan Mạch, Bangladesh… Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Colombia Maria Angela Holguin. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc mới, là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Colombia. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Colombia còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, 2 nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để các hàng hóa là thế mạnh của mỗi nước thâm nhập vào thị trường của nhau… đưa kim ngạch thương mại 2 chiều đạt cao hơn so với mức còn khá khiêm tốn hiện nay.
Trên cương vị là Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu phái đoàn của Việt Nam tham dự nhiều hội nghị cấp cao của thế giới. Tại các hội nghị, hội thảo này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của Việt Nam trước những vấn đề chung của thế giới. Cụ thể: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đang xem xét để phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung (AP)”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Ngày 19/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo Mekong, Nhật Bản đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi đưa ra sáng kiến của Việt Nam về “phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong”. Sáng kiến này là một nội dung mới vì nếu như trước đây chúng ta kết nối về đường bộ, đường biển thì Thủ tướng đề nghị tăng cường kết nối cả vận tải đường sông. Làm được như vậy sẽ giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của khu vực là dòng sông Mekong, kết nối được các nước trong khu vực; giảm tải vận tải bằng đường bộ, đường biển; tăng cường giao lưu hàng hóa, du lịch giữa các nước Mekong với nhau và giữa các nước Mekong với các nước bên ngoài khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 17-20/11/2012; Ngày sáng 20/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại thủ đô New Delhi trong các ngày 20-21/12… Với việc tham dự và phát biểu tiếng nói tại các sự kiện toàn cầu trên vị thế của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể trên trường quốc tế.
Trong khi đó, Thủ tướng cũng không ngừng việc mở rộng tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ mới với các nước trên thế giới như: Tanzania, Ukraine, Hungary, Đan Mạch, Bangladesh… Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Colombia Maria Angela Holguin. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc mới, là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Colombia. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Colombia còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, 2 nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để các hàng hóa là thế mạnh của mỗi nước thâm nhập vào thị trường của nhau… đưa kim ngạch thương mại 2 chiều đạt cao hơn so với mức còn khá khiêm tốn hiện nay.
Ngày 29/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italia Giulio Terzidi Sant’Agata và ông Lyonpo Kinzang Dorji, Đặc phái viên của Thủ tướng Bhutan. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những kết quả tích cực đạt được trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật… thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Italia tiếp tục dành nguồn ODA cho Việt Nam trong đó có lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam…
Trong thời gian gần đây, những cuộc gặp gỡ, hội đàm, hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện cấp cao các nước như: Ngài Ali Mohamed Shein, Tổng thống Khu bán tự trị Zanzibar, nước Cộng hòa thống nhất Tanzania, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hành chính công và Tư pháp Hungary Tibor Navracsics, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning Schmidt… đều nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa đất nước Việt Nam vươn ra trường Quốc tế để hòa nhập vào sự phát triển chung của Thế giới. Với những nỗ lực lớn lao, không ngừng đổi mới, cùng hướng đi đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ suốt thời gian qua, chắc chắn sẽ tạo nên những nền tảng vững chắc và củng cố niềm tin của người dân cả nước.
Trong thời gian gần đây, những cuộc gặp gỡ, hội đàm, hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện cấp cao các nước như: Ngài Ali Mohamed Shein, Tổng thống Khu bán tự trị Zanzibar, nước Cộng hòa thống nhất Tanzania, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hành chính công và Tư pháp Hungary Tibor Navracsics, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning Schmidt… đều nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa đất nước Việt Nam vươn ra trường Quốc tế để hòa nhập vào sự phát triển chung của Thế giới. Với những nỗ lực lớn lao, không ngừng đổi mới, cùng hướng đi đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ suốt thời gian qua, chắc chắn sẽ tạo nên những nền tảng vững chắc và củng cố niềm tin của người dân cả nước.
Thay lời kết:
Với loạt bài điểm qua các hoạt động tiêu biểu và nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2012, chúng tôi xin dừng lại đây. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ, ông đã hoàn thành vai trò của một thuyền trưởng đưa đất nước ra biển lớn. Dẫu rằng, trong cách điều hành, lãnh đạo Bộ máy Chính phủ không ít còn nhiều sự thiếu sót và đã được ông nhận lấy trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân.
Song, những điều ông làm đã không được sự thừa nhận bởi một nhóm thiểu số người mà họ tự xem là làm mất đi lợi ích của họ. Sự tiêu cực này đã tạo nên cái nhìn phiến diện và tạo cơ hội cho các phần tử chống phá Đảng cộng sản, Việt Nam lợi dụng. Và, hành vi này không thể chấp nhận và cần phải loại trừ.
Chúng tôi mong rằng, đất nước đang chuẩn bị đón một mùa xuân nắng ấm với niềm tin khủng hoạt sẽ vượt qua và mọi người được sống và làm việc trong môi trường ổn định, đầy tinh thần đoàn kết, bác ái.
Theo Quan làm báo 111
Tags: Kinh tế - Xã hội, Nguyễn Tấn Dũng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Share your views...
0 Respones to "Dấu ấn TT Nguyễn Tấn Dũng 2012: Ra biển lớn"
Đăng nhận xét