Bài viết mới nhất

TT Nguyễn Tấn Dũng: Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống



Ngày 19-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ, trò chuyện với đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng và khẳng định việc Việt Nam luôn chuẩn bị để "bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng


Gần 20 cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống tại Hải Phòng gửi đến Thủ tướng những tâm tư nguyện vọng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đất nước và những ý kiến liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp.

Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao và biết ơn sự đóng góp, hi sinh của các tướng lĩnh quân đội, cựu binh, lão thành cách mạng... trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Thủ tướng khẳng định: “Nếu không có các cuộc chiến tranh vĩ đại như Cách mạng Tháng Tám, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Điện Biên Phủ trên không... thì không có thành quả của sự nghiệp đổi mới ngày hôm nay. Các thế hệ đi sau sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp, dốc toàn lực xây dựng, phát triển kinh tế đất nước và đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Về tình hình biển Đông, Thủ tướng cho biết Đảng và Nhà nước vẫn không ngừng nỗ lực đấu tranh ngoại giao để bảo đảm chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Việt Nam đã làm mọi việc để đấu tranh một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời luôn chuẩn bị để bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống.

Cũng tại buổi gặp gỡ, đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng kiến nghị Chính phủ nghiêm khắc xử lý một số người lợi dụng việc đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp để yêu cầu xóa điều 4 Hiến pháp. Trao đổi với các cựu chiến binh, Thủ tướng nhấn mạnh việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp là để kêu gọi, tạo điều kiện cho người dân đóng góp trí tuệ, công sức... qua đó Đảng và Nhà nước chân thành tiếp thu trên tinh thần cầu thị để có được bản Hiến pháp tiên tiến phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam và hợp ý Đảng lòng dân. Đồng thời Thủ tướng cũng khẳng định: “Hơn lúc nào hết chúng ta đang cần sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân. Hơn lúc nào hết chúng ta đang cần sự ổn định xã hội... để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng”.

Trước đó vào sáng cùng ngày, Thủ tướng đã dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng mở rộng khu bay cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam


Ngày 19-3, Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam đã lên tiếng trước một số động thái gần đây của Trung Quốc trên biển Đông và một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, Trung Quốc vừa phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình “Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử biên đội tàu hải giám 83 cùng trực thăng hải giám B-7103, các tàu hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg96417TS và QNg96382TS) đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Gần đây nhất, Trung Quốc cử tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong đến điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Ủy ban Biên giới quốc gia, các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. “Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam” - đại diện ủy ban này cho biết.
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục có những động thái đơn phương xâm lấn biển Đông, bất chấp phản ứng và quan ngại của các nước xung quanh.
Ngày 18-3, chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố trong năm 2013 họ sẽ thành lập đài truyền hình vệ tinh Nam Hải và phát hành Nhật Báo Tam Sa. Đài truyền hình vệ tinh này, như Nhật Báo Trung Quốc cho biết, sẽ phát sóng các chương trình phát triển kinh tế cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường biển của tỉnh Hải Nam để phục vụ binh lính và cư dân ở “thành phố Tam Sa”. Còn Nhật Báo Tam Sa sẽ chuyên đưa tin về tiến độ xây dựng, phát triển kinh tế ở “thành phố Tam Sa”, thành phố mà Trung Quốc đã thành lập trái phép từ tháng 7-2012, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh.
Một ngày trước đó, Trung Quốc cũng đưa tàu khảo sát khoa học ngư nghiệp Nam Phong đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thực hiện trái phép việc “đánh giá và điều tra nguồn tài nguyên ngư nghiệp ở biển Đông”.
Nam Phong là tàu do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo với tải trọng 1.500 tấn, được xem là tàu khảo sát ngư nghiệp lớn nhất châu Á. Tàu được trang bị các thiết bị tiên tiến như hệ thống định vị dưới nước nhằm thăm dò đáy biển và cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, chủng loại, kích cỡ của các đàn cá dưới độ sâu hàng ngàn mét ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TTO


Read More Add your Comment 0 comments


Tập đoàn báo lỗ hàng nghìn tỷ với Thủ tướng




Báo cáo công bố tại buổi làm việc của Thủ tướng sáng nay cho thấy tình hình thua lỗ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2012 đã cải thiện đáng kể so với 2011.

Cuộc làm việc thường niên giữa Thủ tướng và đại diện các "quả đấm thép" trong nền kinh tế diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước chỉ đạt 14,84%, giảm 4,16% so với năm 2011. Trong tổng số 73 đơn vị, khoảng 46,5% các doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 10%. Nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%.

Chính phủ cho rằng nhiều tập đoàn, tổng công ty còn trông chờ hỗ trợ. Ảnh: Nhật Minh
Chính phủ cho rằng nhiều tập đoàn, tổng công ty còn trông chờ hỗ trợ. Ảnh: Nhật Minh

Số ít doanh nghiệp có lợi nhuận cao như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Dầu thực vật VN, Tân cảng Sài Gòn, Tập đoàn Viettel… tỷ suất lợi nhuận 36 – 63%. Nhiều đơn vị có lợi nhuận rất thấp như Tổng công ty Đường Sắt (0,85%), Tập đoàn Điện lực (1,4%), Tổng công ty Xi măng (4,22%), Lương thực Miền Nam (4,49%), Vietnam Airlines (4,55%), Tổng công ty Giấy (5,84%), Cà phê (6,57%), Than – Khoáng sản (6,98%)…

Với những kết quả nêu trên, không ít tập đoàn, tổng công ty đã không đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách đề ra, trong đó có những trường hợp như Tổng công ty Cà phê hay Lương thực Miền Nam chỉ đạt khoảng một nửa so với kế hoạch đề ra. Có 2 đơn vị để xảy ra thua lỗ (không kể Vinashin) là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu và Tổng công ty Xây dựng đường thủy.

Trước đó, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới – phát triển doanh nghiệp, trong năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty là 127.510 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2011. Tổng số tiền nộp vào ngân sách đạt 294.000 tỷ đồng, giảm 12% so với năm ngoái.

Báo cáo của ban cũng nêu rõ, lỗ phát sinh trong năm 2012 của các đơn vị là 2.253 tỷ đồng. 10 đơn vị có lỗ lũy kế theo báo cáo tài chính. Tổng lỗ lũy kế của các ông lớn này đến cuối 2012 là 17.730 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với báo cáo năm 2011, tình hình lỗ của các tập đoàn đã được cải thiện đáng kể. Đến cuối năm 2011, tổng các khoản lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty lên tới 48.988 tỷ đồng, trong đó EVN đóng góp phần 78% số lỗ này khi lỗ lũy kế tới 38.104 tỷ đồng.

Trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty hiện lên tới gần 1,335 triệu tỷ đồng, tương đương 1,82 lần vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được đánh giá vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng xét riêng rẽ tại một số số đơn vị, tỷ lệ này đã vượt giới hạn cho phép, “cá biệt có nơi rất cao”.

Trong tổng nợ phải trả, hiện công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty đang nợ nước ngoài khoảng 158.900 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với năm 2011. Một số đơn vị có số nợ nước ngoài lớn là Tập đoàn Điện lực, Vietnam Airlines, Tổng công ty Phát triển đường cao tốc…

Đánh giá về những kết quả nêu trên, bên cạnh những mặt được, Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới – phát triển doanh nghiệp – Phạm Viết Muôn cho rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số tập đoàn, tổng công ty chưa chủ động tìm kiếm giải pháp vượt khó, còn tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, không chủ động thực hiện tái cơ cấu.

Bên cạnh đó, năng lực quản trị doanh nghiệp trong nhiều tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế so với yêu cầu, công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cao cấp còn là khâu yếu, tình trạng lãng phí ở nhiều nơi chưa được khắc phục… dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

VNE


Read More Add your Comment 0 comments


Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ông Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm về lạm phát




Kiểm soát lạm phát và xử lý nợ xấu là hai trọng trách lớn của năm 2013 mà Thủ tướng giao phó cho ngành ngân hàng tại hội nghị tổng kết sáng nay.'
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thắn giao trọng trách kiểm soát lạm phát vào đôi vai của vị tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. “Trước hết, Thống đốc phải chịu trách nhiệm với Chính phủ về lạm phát. Là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao. Đây không phải là đòi hỏi duy ý chí nhưng là mục tiêu kép. Kiểm soát lạm phát tốt nhưng nếu tăng trưởng dưới 5% thì thất nghiệp”, Thủ tướng nói với Thống đốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Về mục tiêu trong năm 2013, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ cùng đồng thuận lấy mục tiêu chung của đất nước là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để phấn đấu. Riêng về vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các mục tiêu cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải điều hành chính sách tiền tệ để lạm phát năm 2013 phải thấp hơn 6,8% của năm 2012, tỷ giá tiếp tục ổn định và quản lý thị trường vàng tốt như đối với thị trường ngoại tệ.
Nhiệm vụ khác Thủ tướng giao phó cho Ngân hàng Nhà nước là thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, đúng địa chỉ. Theo đó, các ngân hàng cần chia sẻ tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách phân tích những đơn vị khó khăn tạm thời cần cho vay, hạ lãi suất, khoanh nợ, dùng dự phòng rủi ro để giảm lãi suất. Nói với toàn ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết: “Có những doanh nghiệp chỉ dừng cho vay là họ đổ vỡ ngay, trong khi nếu tiếp tục cho vay họ phát triển tốt. Đây là trách nhiệm với nền kinh tế, đất nước và với chính ngân hàng. Giờ trăm sự nhờ vốn, mà vốn vẫn chủ yếu nhờ ngân hàng”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho ngành ngân hàng trong năm 2013 là xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại ngành. “Tôi nghe Thống đốc báo cáo thì thấy rằng trăm sự cũng nhờ ngân hàng. “Cái chính là các đồng chí phải tự xử lý. Chủ yếu là các ngân hàng thôi chứ không có ngân sách để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng chia sẻ.
Nhìn lại cả năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận, dù chưa lường hết những khó khăn nhưng ngành ngân hàng đã làm được những thành tựu quan trọng. Ngành ngân hàng đã làm tốt chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Trung ương, chức năng thành viên của Chính phủ để điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ. Qua đó, mới đóng góp ổn định lạm phát, tỷ giá, giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, điều hành chính sách tiền tệ như trong năm 2012 đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những thành công theo đánh giá của ông là việc đưa lạm phát từ 19% năm 2011 về còn 6,8% trong năm nay. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điểm quan trọng là năm 2012 đã tạo ra được thế kiểm soát lạm phát một cách bài bản, làm cơ sở cho năm 2013 tiếp tục duy trì. “Những năm trước có kiểm soát nhưng độ vững chắc chưa cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái lạm phát. Nay các nhân tố gây tái lạm phát vẫn còn nhưng không đáng lo ngại. Do đó, mục tiêu 2013 kiểm soát lạm phát thấp hơn 2012 là có cơ sở, có căn cứ”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Thủ tướng cũng cho rằng, ngoài lạm phát, đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2013 còn là việc kiểm soát tỷ giá. “Kinh tế vĩ mô khó khăn, nhưng vẫn giữ được tỷ giá, đây là công lao lớn của cả nền kinh tế nhưng vai trò ngân hàng rất quan trọng, từ đó mà lãi suất giảm mạnh, liên tục trong năm qua”, Thủ tướng khen ngợi.

Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.
Trách nhiệm kiểm soát lạm phát được Thủ tướng giao phó cho Thống đốc.

Đánh giá về thị trường vàng, Thủ tướng cũng cho hay, dù vẫn còn một số việc cần làm nhưng bước đầu, ngành ngân hàng đã làm được yêu cầu đưa ra đó là không để thị trường vàng gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo ông, những tình trạng như trước đây, vàng tác động liên tục vào tỷ giá, lãi suất, cán cân xuất nhập, gây mất ổn định, làm giảm giá trị đồng tiền đã không còn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu hai yêu cầu khác về thị trường vàng cho ngành ngân hàng. Thứ nhất, cần đảm bảo nhu cầu cơ bản, hợp pháp của người dân về vàng. “Dân mua vàng thì đâu có thiệt hại gì. Phải làm sao quản lý nhưng lợi ích của của người dân, cộng đồng nói chung đảm bảo”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu thứ ba theo Thủ tướng là quản lý vàng để từng bước vàng trở thành nguồn lực đất nước. “Không để nó mãi chôn một chỗ mà phải thành tiền đưa vào sản xuất kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Tại hội nghị tổng kết năm nay, không nói nhiều về những việc chưa làm được của ngành ngân hàng như năm ngoái nhưng người đứng đầu Chính phủ lại tỏ ra buồn lòng về chuyện các ngân hàng vi phạm pháp luật. Nói về những sai phạm của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết có tình trạng một số cổ đông chi phối, lập ra ngân hàng rồi coi là của mình và lập công ty con rút tiền ra. “Đó là vi phạm pháp luật, là lừa đảo. Làm ngân hàng phải lành mạnh, không được lấy tiền của người dân cho mình chi tiêu, đầu tư; tài sản thế chấp một đồng mà cho lên thành 10 đồng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng giao Ngân hàng nhà nước xem xét và đưa ra quy định để quản lý tốt vấn đề sai phạm của các ngân hàng. “Chúng ta phải làm sao ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, không lặp lại tình trạng ngân hàng yếu kém, gây mất ổn định nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.


Read More Add your Comment 0 comments


Dấu ấn TT Nguyễn Tấn Dũng 2012: Ra biển lớn




Năm 2012, vị thế của Việt Nam tiếp tục tạo uy tín trên trường Quốc tế. Đất nước đã và đang khẳng định vị thế trong nhiều lĩnh vực so với các nước trên thế giới. Trong đó vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa "con thuyền" ra biển lớn không thể thiếu.  

Thắt chặt mối quan hệ 


Trong năm qua Chính phủ Việt Nam nói chung và bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hoạt động để thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng hay các nước đã có mối quan hệ từ lâu với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ… Trong đó, nổi lên hơn hết là bản thân Thủ tướng đã có khá nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao này. 
 
Đầu tiên là ngày 2/1, tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen và Phu nhân cùng nhiều vị lãnh đạo cấp cao của hai nước đã dự lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 – Tiền thân Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia. Việc khánh thành Khu di tích lịch sử này có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa hai nước và thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước, hai quân đội Việt Nam – Campuchia.

Hàng loạt các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện lãnh đạo các nước trên thế giới đều nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ vè tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho Việt Nam. Đầu tháng 1 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Ahamed, Quốc vụ khanh Ấn Độ có chuyến công tác tại nước ta nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. 
 
Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn 4 Thượng Nghị sỹ Mỹ do Thượng Nghị sỹ John McCain dẫn đầu, đang thăm Việt Nam. Thủ tướng khẳng định trong triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia…
 
Ngoài ra, Thủ tướng còn tiếp nhiều lãnh đạo cấp cao các nước khác như: Phó Tổng thống Cộng hòa Angola Fernando Dias Dos Santos; Đại sứ Indonesia Mayerfas; ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisulit; tiếp nguyên Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Hatoyama; hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastián Pinera Echenique…

Mới đây là ngày 7/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm cùng Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển hiệu quả, thực chất, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của mỗi nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về đánh giá tình hình, thống nhất về phương hướng và nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, phối hợp tốt hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Mới nhất là ngày 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choumaly Sayasone... Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cường quốc: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam…

Vươn vai ra trường quốc tế 


Năm 2012, được xem là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… Đằng sau những nghi thức đón tiếp trọng thể của các nước dành cho Thủ tướng là hình ảnh đất nước Việt Nam đang nâng cao vị thế, khẳng định vai trò ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có sức hút và nhận được sự đồng thuận cao, nhất là trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định biển Đông, đảm bảo chủ quyền quốc gia Việt Nam và các nước. 
 
Lần đầu tiên, Việt Nam trở thành quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược trong một số lĩnh vực với Nga, Trung Quốc, Anh. Sắp tới sẽ tiến đến xây dựng quan hệ tầm chiến lược với Mỹ và Singapore, Italia. Dự kiến năm 2013, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ký kết Tuyên bố về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đưa Việt Nam và Singapore trở thành hai nước đầu tiên trong ASEAN thiết lập quan hệ này. 

Trên cương vị là Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu phái đoàn của Việt Nam tham dự nhiều hội nghị cấp cao của thế giới. Tại các hội nghị, hội thảo này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của Việt Nam trước những vấn đề chung của thế giới. Cụ thể: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đang xem xét để phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung (AP)”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Ngày 19/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo Mekong, Nhật Bản đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi đưa ra sáng kiến của Việt Nam về “phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong”. Sáng kiến này là một nội dung mới vì nếu như trước đây chúng ta kết nối về đường bộ, đường biển thì Thủ tướng đề nghị tăng cường kết nối cả vận tải đường sông. Làm được như vậy sẽ giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của khu vực là dòng sông Mekong, kết nối được các nước trong khu vực; giảm tải vận tải bằng đường bộ, đường biển; tăng cường giao lưu hàng hóa, du lịch giữa các nước Mekong với nhau và giữa các nước Mekong với các nước bên ngoài khu vực.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 17-20/11/2012; Ngày sáng 20/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại thủ đô New Delhi trong các ngày 20-21/12… Với việc tham dự và phát biểu tiếng nói tại các sự kiện toàn cầu trên vị thế của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể trên trường quốc tế.

Trong khi đó, Thủ tướng cũng không ngừng việc mở rộng tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ mới với các nước trên thế giới như: Tanzania, Ukraine, Hungary, Đan Mạch, Bangladesh… Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Colombia Maria Angela Holguin. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc mới, là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Colombia. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Colombia còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, 2 nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để các hàng hóa là thế mạnh của mỗi nước thâm nhập vào thị trường của nhau… đưa kim ngạch thương mại 2 chiều đạt cao hơn so với mức còn khá khiêm tốn hiện nay.
 
 Ngày 29/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italia Giulio Terzidi Sant’Agata và ông Lyonpo Kinzang Dorji, Đặc phái viên của Thủ tướng Bhutan. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những kết quả tích cực đạt được trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật… thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Italia tiếp tục dành nguồn ODA cho Việt Nam trong đó có lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam…

Trong thời gian gần đây, những cuộc gặp gỡ, hội đàm, hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện cấp cao các nước như: Ngài Ali Mohamed Shein, Tổng thống Khu bán tự trị Zanzibar, nước Cộng hòa thống nhất Tanzania, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hành chính công và Tư pháp Hungary Tibor Navracsics, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning Schmidt… đều nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa đất nước Việt Nam vươn ra trường Quốc tế để hòa nhập vào sự phát triển chung của Thế giới. Với những nỗ lực lớn lao, không ngừng đổi mới, cùng hướng đi đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ suốt thời gian qua, chắc chắn sẽ tạo nên những nền tảng vững chắc và củng cố niềm tin của người dân cả nước. 
 

Thay lời kết:

 
Với loạt bài điểm qua các hoạt động tiêu biểu và nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2012, chúng tôi xin dừng lại đây. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ, ông đã hoàn thành vai trò của một thuyền trưởng đưa đất nước ra biển lớn. Dẫu rằng, trong cách điều hành, lãnh đạo Bộ máy Chính phủ không ít còn nhiều sự thiếu sót và đã được ông nhận lấy trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân. 

Song, những điều ông làm đã không được sự thừa nhận bởi một nhóm thiểu số người mà họ tự xem là làm mất đi lợi ích của họ. Sự tiêu cực này đã tạo nên cái nhìn phiến diện và tạo cơ hội cho các phần tử chống phá Đảng cộng sản, Việt Nam lợi dụng. Và, hành vi này không thể chấp nhận và cần phải loại trừ. 

Chúng tôi mong rằng, đất nước đang chuẩn bị đón một mùa xuân nắng ấm với niềm tin khủng hoạt sẽ vượt qua và mọi người được sống và làm việc trong môi trường ổn định, đầy tinh thần đoàn kết, bác ái. 
 
Theo Quan làm báo 111


Read More Add your Comment 0 comments


Sự thật Nhà thờ của gia đình TT Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang






Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”

Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Sự thật Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang

…SỰ THẬT RA SAO?


Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác - lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh - Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội - đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.

Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá - Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?...

Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang - miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…

Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!

Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!

Cổng chính ngôi nhà 1108
Cổng chính ngôi nhà 1108

Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.

Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ - tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang - đồng đội của thân phụ Thủ tướng - cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.

Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ
Bia thờ Liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ

Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi "Nhà Thờ họ" của Thủ Tướng "nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực" sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”

SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?


Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…

Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang
Mộ thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại nghĩa trang liệt sỹ Kiên Giang

Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán! Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ - Thờ Tự - tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.

Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…

Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” - tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…

Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây - tại Nghĩa trang liệt sĩ này - tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà - tức chế độ này!

NGỌC NIÊN
Hà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012

Công luận loan truyền


Xung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”

Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” - nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật - đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?

Nguồn: http://vualambaovn.blogspot.com/2012/12/nha-tho-ho-nguyen-tan-dung-au-la-su-that.html


Read More Add your Comment 0 comments


Lời thề thứ 9





Hiếm khi nào Thủ tướng đi xem kịch. Nhưng dù công việc bận rộn vào thời điểm cuối năm nhưng ông vẫn "tranh thủ" đi xem vở kịch "Lời thề thứ 9" của cố đạo diễn Lưu Quang Vũ. Vở kịch tâm lý xã hội nổi tiếng này diễn vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12), tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Truyền thông đưa tin,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã đến dự.  


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1

 “Lời thề thứ chín” là vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền, tha hóa trong đời sống, không vì lợi ích của nhân dân, trù dập người lương thiện, gây ra những nỗi khổ, những bất công trong xã hội. Năm 1988, NSND Xuân Huyền đã dàn dựng rất thành công vở diễn này, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

 Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã sáng tác vở kịch “Lời thề thứ chín” cho Đoàn kịch nói Quân đội dựa vào điều thứ 9 trong 10 lời thề danh dự của quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là: “Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: “không lấy của dân” – “không dọa nạt dân”- “không quấy nhiễu dân” và ba điều nên: “kính trọng dân” – “giúp đỡ dân” – “bảo vệ dân”, để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước”…Và, sau 24 năm, vở kịch vẫn còn giữ nguyên tính văn minh và thời sự nóng bỏng của đất nước. 

Nhiều ngày trước, những trang mạng, trong đó có Quan làm báo cố ý kích động nhân dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc nhằm gây rối loạn xã hội, chống lại Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đường lối ngoại giao của chúng ta. Nhưng tất cả hầu như thất bại. Thay vào đó là những hình ảnh Giáng sinh tràn ngập phố phường, len lõi qua từng con phố, xóm đạo. Càng ngày, dễ nhận thấy niềm vui trên gương mặt các tín đồ Thiên chúa giáo lẫn và hòa đồng cùng niềm vui chung cả cộng đồng. 

Giáng sinh, giờ đã không có của riêng ai. Không còn chỗ cho những mục đích xấu xa hòng tạo hận thù, gây chia rẽ dân tộc. Nhiều ngã đường cố tình tuồn những loại văn hóa phẩm, sách có nội dung xấu, bôi nhọa Nhà nước Việt Nam, cố ý muốn gây sự băng hoại đạo đức tư tưởng trong nhân dân gần như bị chặn đứng.

Những tiếng nói giờ chỉ mang sắc thái thù hận của những cá nhân, những nhóm nhỏ gần như lạc loài, lẻ tẻ....Thay vào đó là không khí ấm cúng, tràn ngập niềm vui của đất nước đang trong giai đoạn "vượt khó", nhưng vẫn còn nụ cười. 

Sáng sớm ngày 23/12, trong thời tiết lạnh 12 độ C, Thủ tướng ngồi bên cạnh nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cùng đoàn công tác Chính phủ bay trực thăng lên Sơn La dự khánh thành công trình Thủy điện Sơn La, lớn nhất Đông Nam Á. Dự án của EVN vượt đích, khánh thành sớm 3 năm. Một kỷ lục cũng là niềm vui cho người dân, những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ. 

Người đứng đầu Chính phủ kỳ vọng, với tinh thần lao động trách nhiệm, khẩn trương, sáng tạo, hiệu quả của tập thể cán bộ công nhân viên thi công xây dựng; sự đồng lòng của nhân dân ba tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu; sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng nhà máy, công trình nhà máy thủy điện Sơn La sẽ đem lại hiệu quả cao về mọi mặt đối với ba tỉnh vùng Tây Bắc và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Nguồn: http://vualambaovn.blogspot.com/2012/12/loi-thu-9.html


Read More Add your Comment 0 comments


Quan tham đấy, chống đi!




Lần đầu tiên tại HĐND thành phố Hà Nội, một đại biểu đã vạch mặt chỉ tên tham nhũng trong bộ máy công quyền của thành phố với chức danh, địa chỉ, giá cả rất cụ thể. Thông tin của đại biểu này như tiếng sét nổ giữa trời quang khiến nhiều đại biểu dân cử có mặt trên nghị trường giật mình, choáng váng và buồn lòng.

Luận bàn về chống tham nhũng là đề tài nóng nhất hiện nay, nhưng cuối cùng thường là tắc tị vì mắc ở khâu truy tìm địa chỉ và danh tính kẻ tham nhũng.

Mẻ lưới lớn đã quăng nhưng đôi khi chỉ là tép riu. Thi thoảng có vớ được dăm con cá sộp nhỏ do “quần ngư tranh thực” khiến ngư ông đắc lợi. Rất nhiều vụ tham nhũng chỉ hoàn tất khi nhân dân tố cáo, báo đăng, cơ quan điều tra vào cuộc, bản luận tội được hoàn thành và phiên tòa được tiến hành công khai. Kẻ phạm tội bị tuyên án sơ thẩm và hầu như sau đó sẽ là phiên phúc thẩm và bị cáo được giảm mức án và tài sản bị tham nhũng không sao thu hồi trọn vẹn.

Quan tham đấy, chống đi!
Quan tham đấy, chống đi!

Trong các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại bàn về đề tài nóng này, rất chi là nhiều ý kiến “từ trên trời rơi xuống” vì lửng lơ con cá vàng, toàn “cần”, “nên”, “phải”, “hãy” mà không có thông tin về địa chỉ cụ thể, cá nhân cụ thể, nhóm lợi ích cụ thể. Câu cửa miệng là “nghe nói”, “có thông tin”… về tham nhũng.

Chợt nhớ việc cảnh sát giao thông nhận mãi lộ vài chục ngàn, dăm ba trăm ngàn đã bị xếp hạng tham nhũng hàng đầu khiến người chỉ huy lực lượng cảnh sát giao thông đã lên tiếng không đồng thuận. Mà kể ra cũng phải. Tham nhũng vặt kiểu này khó tích tiểu thanh đại, chia năm xẻ bẩy, nhằm nhò gì với việc ăn cả gói to!

Vì vậy có thể là lần đầu tiên tại HĐND thành phố Hà Nội, một đại biểu đã vạch mặt chỉ tên tham nhũng trong bộ máy công quyền của thành phố với chức danh, địa chỉ, giá cả rất cụ thể. Thông tin của đại biểu này như tiếng sét nổ giữa trời quang khiến nhiều đại biểu dân cử có mặt trên nghị trường giật mình, choáng váng và buồn lòng.

Vâng, đó chính là phát biểu của đại biểu HĐND TP Hà Nội, ông Trần Trọng Dực, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy. Ông Dực khẳng định chắc nịch: “Chạy làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng” tại phiên thảo luận sáng ngày 7/12 của HĐND TP về biên chế hành chính sự nghiệp TP 2013.

Ông Trần Trọng Dực khẳng định: “Việc thi tuyển công chức của TP Hà Nội hiện nay không ổn một chút nào. Việc phân cấp cho quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức khối quận, huyện là đúng rồi. Nhưng việc quản lý thi tuyển công chức ở quận, huyện ra sao cũng là một vấn đề. Thời gian vừa qua một số quận, huyện tổ chức thi công chức rất tốt, nhưng cũng có một số đơn vị thi công chức là việc “chạy” để được thi, “chạy” để được “đỗ”.

Cụ thể hơn, ông Dực cung cấp chứng lý: Thi công chức có nhiều bài thi của thí sinh không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án, điểm đạt tối đa 100%? Đằng sau có vấn đề gì không? Chất lượng việc thi tuyển có đảm bảo không, trách nhiệm trong quản lý thi như thế nào?”.

Ông Dực cho biết thêm bản thân ông cũng là một thành viên trong việc tuyển chọn công chức của khối Đảng và đoàn thể... Việc thi tuyển làm nghiêm túc từ khâu ra đề, quản lý đề, giám sát và chấm thi nhưng cũng phát hiện hai giáo viên đánh dấu bài thi của thí sinh để chấm bài. Hai trường hợp này đều đã bị xử lý.

Ông nói tiếp: “Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn “chạy” vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận huyện là, trưởng phòng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền “chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”.

Thì ra ý kiến của đại biểu này đã góp phần lý giải vì sao các thủ khoa không thiết tha gì với lời cầu hiền của thành phố. Sau 9 năm, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương 973 thủ khoa xuất sắc, ban hành chính sách rải thảm đỏ thu hút nhân tài nhưng chỉ có chưa đầy 11% thủ khoa “đầu quân” cho các đơn vị thuộc thành phố. Có thể vì hết chỗ chăng khi mà những người có ít nhất 100 triệu đồng đã xí hết phần rồi?

Đại biểu Trần Trọng Dực cho rằng, thực trạng này phải được bàn sâu, bàn kỹ. Chủ trương luôn khẳng định cần giảm biên chế, tinh giản bộ máy, nhưng thực tế thì các bộ máy không được tinh gọn, biên chế cứ năm sau cao hơn năm trước.

Công dân đành chờ xem Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Ủy ban Kiểm tra các quận ủy, huyện ủy ở Hà Nội sẽ vào cuộc xử lý các ứng viên 100 triệu này ra sao. Khó đấy! Vì trong phiên họp này, các quan chức khối nội chính, sở Nội vụ và Bí thư - Chủ tịch HĐND, UBND các quận huyện im như thóc, không hề có bất cứ phản ứng gì. Hay là ở chỗ họ không có trưởng phòng nội vụ và ở đây chưa ngấm Nghị quyết 4?


Read More Add your Comment 0 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved