Bài viết mới nhất
Dấu ấn TT Nguyễn Tấn Dũng 2012: Ra biển lớn
Thắt chặt mối quan hệ
Trong năm qua Chính phủ Việt Nam nói chung và bản thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hoạt động để thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng hay các nước đã có mối quan hệ từ lâu với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Nga, Hoa Kỳ… Trong đó, nổi lên hơn hết là bản thân Thủ tướng đã có khá nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao này.
Hàng loạt các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện lãnh đạo các nước trên thế giới đều nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ vè tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cho Việt Nam. Đầu tháng 1 năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Ahamed, Quốc vụ khanh Ấn Độ có chuyến công tác tại nước ta nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Mới đây là ngày 7/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm cùng Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển hiệu quả, thực chất, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của mỗi nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về đánh giá tình hình, thống nhất về phương hướng và nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga, phối hợp tốt hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Mới nhất là ngày 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choumaly Sayasone... Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các cường quốc: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã mở ra cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam…
Vươn vai ra trường quốc tế
Năm 2012, được xem là một năm tất bật của người đứng đầu Chính phủ khi ông hiện diện trong hàng loạt sự kiện mang tầm Quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần 2, Hội nghị Cấp cao ASEAN 20, Hội nghị Mekong-Nhật Bản… Đằng sau những nghi thức đón tiếp trọng thể của các nước dành cho Thủ tướng là hình ảnh đất nước Việt Nam đang nâng cao vị thế, khẳng định vai trò ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có sức hút và nhận được sự đồng thuận cao, nhất là trong việc góp phần duy trì hòa bình, ổn định biển Đông, đảm bảo chủ quyền quốc gia Việt Nam và các nước.
Trên cương vị là Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu phái đoàn của Việt Nam tham dự nhiều hội nghị cấp cao của thế giới. Tại các hội nghị, hội thảo này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của Việt Nam trước những vấn đề chung của thế giới. Cụ thể: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc từ ngày 26-27/3. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đang xem xét để phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung (AP)”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Ngày 19/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 4 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo Mekong, Nhật Bản đánh giá là một trong những diễn giả nổi bật khi đưa ra sáng kiến của Việt Nam về “phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong”. Sáng kiến này là một nội dung mới vì nếu như trước đây chúng ta kết nối về đường bộ, đường biển thì Thủ tướng đề nghị tăng cường kết nối cả vận tải đường sông. Làm được như vậy sẽ giảm chi phí, tận dụng được lợi thế của khu vực là dòng sông Mekong, kết nối được các nước trong khu vực; giảm tải vận tải bằng đường bộ, đường biển; tăng cường giao lưu hàng hóa, du lịch giữa các nước Mekong với nhau và giữa các nước Mekong với các nước bên ngoài khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 17-20/11/2012; Ngày sáng 20/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam lên đường dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại thủ đô New Delhi trong các ngày 20-21/12… Với việc tham dự và phát biểu tiếng nói tại các sự kiện toàn cầu trên vị thế của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể trên trường quốc tế.
Trong khi đó, Thủ tướng cũng không ngừng việc mở rộng tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ mới với các nước trên thế giới như: Tanzania, Ukraine, Hungary, Đan Mạch, Bangladesh… Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Colombia Maria Angela Holguin. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc mới, là động lực mạnh mẽ trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Colombia. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Colombia còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, 2 nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để các hàng hóa là thế mạnh của mỗi nước thâm nhập vào thị trường của nhau… đưa kim ngạch thương mại 2 chiều đạt cao hơn so với mức còn khá khiêm tốn hiện nay.
Trong thời gian gần đây, những cuộc gặp gỡ, hội đàm, hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện cấp cao các nước như: Ngài Ali Mohamed Shein, Tổng thống Khu bán tự trị Zanzibar, nước Cộng hòa thống nhất Tanzania, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hành chính công và Tư pháp Hungary Tibor Navracsics, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Helle Thorning Schmidt… đều nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa đất nước Việt Nam vươn ra trường Quốc tế để hòa nhập vào sự phát triển chung của Thế giới. Với những nỗ lực lớn lao, không ngừng đổi mới, cùng hướng đi đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ suốt thời gian qua, chắc chắn sẽ tạo nên những nền tảng vững chắc và củng cố niềm tin của người dân cả nước.
Thay lời kết:
Read More Add your Comment 0 comments
Việt Nam Con Rồng chuyển mình sau 27 năm
Việt Nam đã đổi thay rất nhiều kể từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975, với những điểm nổi bật dưới đây sẽ khiến thế giới bất ngờ về Việt Nam.
Hơn 27 năm qua, Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đó, Việt Nam trở thành quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và phát triển kinh tế sản xuất, dịch vụ từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.
1. Việt Nam phát triển kinh tế nhanh thứ hai châu Á
Đất nước Việt Nam từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Đi lên từ nhũng nổi đau mất mát ấy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển mình sau hơn một phần tư thế kỉ. Những quyết định cải cách theo đường lối “đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài cũng như phát triển nội tại thúc đẩy nền kinh tế đất nước đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Đó là thành công mà nước ngoài không thể ngờ Việt Nam sẽ đạt được sau những gì đã phải trải qua trong chiến tranh.
Trong thời kỳ này, kinh tế Việt Nam đã mở rộng hơn bất kỳ một nền kinh tế châu Á nào khác, với tăng trưởng GDP tính trên đầu người hàng năm là 5,3%. Đáng nói hơn khi mức tăng trưởng này vẫn duy trì ổn định trước khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra vào những năm 1990 và trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Từ năm 2005 đến 2010 kinh tế Việt nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 7%/năm, mạnh hơn nhiều so với những nền kinh tế châu Á khác.
2. Việt Nam đang đi lên từ cây lúa
Nền kinh tế Việt Nam không còn chỉ xoay quanh nông nghiệp. Trong thực tế, đóng góp từ nông nghiệp vào GDP của đất nước đã giảm từ 40% xuống 20% sau 15 năm, điều mà thế giới chưa từng chứng kiến ở bất kì quốc gia Châu Á nào khác. Nếu so với 29 năm của Trung Quốc và 41 năm của Ấn Độ để đạt được điều tương tự, sẽ không quá khi gọi đó là sự thành công của Việt Nam. Sự thay đổi lao động từ Nông nghiệp chuyển sang Công nghiệp và Dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Kết quả, phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP đất nước đã giảm thêm 6,7% trong khi phần đóng góp của công nghiệp tăng thêm 7,2%.
3. Đứng trong Top đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng Nông sản
Việt Nam đang dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản như Hạt tiêu, Hạt điều, Cà phê và Gạo. Trong năm 2010, Việt Nam cung cấp cho thế giới 116.000 tấn gia vị, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và cà phê sau Thái Lan. Và chỉ sau Brazil về xuất khẩu cà phê, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 4 năm. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới trong sản xuất chè và thứ 6 toàn cầu về xuất khẩu hải sản như cá, tôm.
4. Việt Nam không phải bản sao của các nước Châu Á
Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ một phần nhờ nhân công giá rẻ mà còn vì nhân công Việt Nam có tay nghề cao, tư duy sáng tạo và kinh nghiệm. Không những vậy, chính sách của Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài giống nhiều nước châu Á. Tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên, kinh tế Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng cá nhân mạnh hơn. Tiêu dùng hộ gia đình ở Việt Nam chiếm 65% GDP, con số đáng mơ ước của nhiều nước châu Á trong khi tại Trung Quốc chỉ đạt 36%. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc dựa vào xuất khẩu và tiền vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt cao tuy nhiên, Việt Nam cân bằng hơn giữa sản xuất và dịch vụ và mỗi cái chiến khoảng 40% GDP. Tăng trưởng Việt Nam rộng rãi hơn và có sự cạnh tranh trên nhiều mặt góp phần tăng tính ổn định của phát triển kinh tế.
5. Là nam châm thu hút đầu tư nước ngoài
Việt Nam đang đứng đầu danh sách những thị trường mới nổi hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Khảo sát của Economist Intelligence Unit (EIU), một tạp chí uy tín kinh tế Anh đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài nhất thế giới. Chỉ sau Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Số FDI chảy vào Việt Nam tăng từ 3,2 tỷ USD năm 2003 lên 71,7 tỷ USD năm 2008 trước khi tụt xuống 21,5 tỷ USD vào năm 2009 do suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, lượng du khách tới Việt Nam đã tăng 1/3 so với năm 2005.
6. Một số cơ sở hạ tầng Việt Nam tiên tiến hơn Philippines và Thái Lan
Việt Nam có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng. Nhằm phục vụ phát triển kinh tế, Việt Nam đã xây dựng hệ thống đường xá khá hiện đại và quy mô. Mật độ đường đã lên tới 0,78km/km vuông vào năm 2009, cao hơn mật độ ở Philippines và Thái Lan, hai nền kinh tế phát triển mạnh. Ngoài ra, điện lưới đã được kéo đến 96% lãnh thổ đất nước gồm cả những khu vực vùng sâu vùng xa. Nhiều sân bay, cảng biển được xây dựng nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa và giao thương giữa Việt Nam và quốc tế.
7. Thế hệ trẻ Việt Nam đều được phổ cập Internet
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, được đào tạo tốt và ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ. Số thuê bao điện thoại ở Việt Nam hiện đạt 170 triệu trong đó có 154 triệu là thuê bao di động. Ngoài ra, số thanh niên Việt Nam tiếp xúc với Internet dù chỉ đạt 31%, nhưng đã có những gia tăng theo cấp số cộng hàng năm. Ngoài ra, trong năm 2010, Việt Nam đã đạt 7,7 triệu thuê bao Internet qua mạng 3G, một con số đáng ngạc nhiên.
8. Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển nội tại
Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy doanh nghiệp trong nước
Ngân hàng Việt Nam đang cho các doanh nghiệp và công ty trong nước vay một số lượng tiền lớn với mức tăng tới 33% mỗi năm. Nó cho thấy sự năng động của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên điều này cũng gây ra những lo ngại nợ xấu có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và người nộp thuế.
9. Việt Nam đang mất cân đối về lực lượng lao động
Lực lượng lao động trẻ và sự chuyển dịch nhanh chóng từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp đã tạo ra những động lực cho tăng trưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai sự thúc đẩy đó đang có dấu hiệu suy yếu dần nên sự tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống trong thập kỉ tới. Chính vì lẽ đó, Việt Nam phải tăng hiệu suất lao động nhằm duy trì tăng trưởng của nền kinh tế.
10. Ngoài ra, Việt Nam còn trở thành điểm hàng đầu cho các dịch vụ gia công
Có hơn 100.000 người đã làm việc trong ngành dịch vụ gia công và lao động xuất khẩu. Một số công ty đa quốc gia nổi tiếng đã thiết lập hoạt động ở Việt Nam gồm Hewlett-Packard, IBM, Panasonic. Trên thực tế, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong 10 địa điểm hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, do có số lượng sinh viên đã tốt nghiệp tương đối lớn, mức lương trung bình. Giá thuê một lập trình viên phần mềm ở Việt Nam chưa đầy 60% giá thuê một nhân công tương tự ở Trung Quốc. Ngoài ra, những lao động trong các lĩnh vực khác cũng tìm đến Việt Nam để làm việc và sinh sống ngày càng nhiều chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hứa hẹn.
Bách Thảo
Read More Add your Comment 0 comments
Tâm nguyện người dân về vụ Tiên Lãng
Có lẽ tâm trí của người dân trên cả nước giờ đây đều hướng về cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 10/2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Ai cũng hy vọng, chờ mong sẽ có được kết luận thấu tình, đạt lý cho “kỳ án” này ở Tiên Lãng.
Nguyện vọng thiết tha
Có thể thấy rõ cả tâm trạng vẫn còn hồi hộp, xen lẫn những thấp thỏm, âu lo của bao người về quyết định cuối cùng với vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, Hải Phòng, dù bầu không khí phấn khởi, hân hoan vẫn đang bao trùm sau khi những tín hiệu tích cực mà hầu như ai cũng mong chờ suốt hơn một tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
“Vụ cưỡng chế của các ‘quan tham’ tại Tiên Lãng đã làm cho hàng triệu trái tim người Việt Nam đau nhói, mỗi khi nghĩ tới cảnh vẫn có những người dân chỉ vì bát cơm, manh áo mà lại bị đẩy vào bước đường cùng phải hành động một cách tiêu cực như vậy…. Dù sao thì công lý cũng đã phần nào được sáng tỏ…” - Nguyễn Văn Lanh: ngvlahn2002@yahoo.com viết lên những lời từ tận đáy lòng.
“Tôi cũng là người dân của quê hương Tiên Lãng. Thật tình mà nói, chính quyền nơi quê tôi là cả một ê kíp luôn bao che cho nhau, tất cả sức ép đó lại đổ lên người dân, họ không còn cách nào khác mới xử sự như vậy (như trường hợp ông Vươn). Dân quê tôi chiếm đa số là làm nông nghiệp nên con người cũng cam chịu quen rồi. Song qua cách xử lý sự việc lần này, tôi tin là người dân nơi quê tôi sẽ càng tin tưởng vào Đảng và các chính sách của Nhà nước nhiều hơn. Cảm ơn các nhà báo cùng những vị lãnh đạo chính trực… Mong sẽ xử lý đích đáng và kiên quyết thay đổi lại bộ máy chính quyền huyện Tiên Lãng!” – Manh Nam: manhnamndk@gmail.com nhấn mạnh sự cần thiết phải làm trong sạch bộ máy chính quyền ở Tiên Lãng.
“Là người Tiên Lãng, tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào cho những người như gia đình ông Vươn sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên tôi thấy vẫn còn có bất cập khi một loạt các cán bộ huyện vẫn còn đang giữ chức, họ có ô dù, móc nối với nhau… Hơn nữa tôi còn lo sau vụ việc này, liệu những cán bộ lãnh đạo của huyện có tạo điều kiện cho những người lương thiện như ông Vươn và gia đình tiếp tục làm ăn không, hay vẫn gây khó dễ với họ? Mong Đảng và Chính phủ đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Cũng là một công dân, tôi mong muốn Nhà nước xem xét lại năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ huyện Tiên Lãng, nếu yếu kém cần phải thay hoàn toàn bộ máy của huyện để Tiên Lãng trở nên trong sạch, vững mạnh, để nhân dân có niềm tin vững chắc hơn…” – bạn đọc có email: cobeminbienmt@yahoo.com cũng nhất trí với quan điểm của Manh Nam.
Từ sau hôm xảy ra vụ cưỡng chế đã có nhiều tổ chức, đoàn thể trung ương về Tiên Lãng để tìm hiểu sự việc
Cùng với những đề xuất về hình thức xử lý các cán bộ sai phạm, nêu các cách nhìn nhận đúng – sai từ phía người dân, một số bạn đọc còn muốn nhờ báo chí chuyển tới Thủ tướng những lời tâm huyết thể hiện niềm tin và sự kỳ vọng của mình…
“Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! Chỉ là một người dân thường, nhưng tôi theo dõi rất sát vụ "kỳ án" này Đúng sai thì đang dần sáng tỏ, tôi chỉ có một nguyện vọng và mong muốn được chuyển tới Thủ tướng rằng: Tất cả mọi người dân quan tâm vụ án này đang dõi theo và rất trông chờ ở Thủ tướng. Mong Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục làm tất cả những gì có thể, theo đúng pháp luật, không để lọt người, lọt tội. Vụ "kỳ án" này khi đã có thêm tiếng nói của Thủ tướng, người dân chúng tôi cảm thấy thấy ấm lòng lắm. Rất mong Thủ tướng tiếp tục quan tâm... Chúc Thủ tướng sức khỏe, tiếp tục vững vàng chèo lái con thuyền Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc!” - Anh Việt: lichlamus@yahoo.com
“Kính gửi Thủ tướng! Hải Phòng là một thành phố đang chuyển mình với những thành quả rực rỡ. Đó là nhờ công sức, sự đóng góp của biết bao người dân. Vụ việc này làm nhân dân thật sự bất bình trước cách hành xử của chính quyền địa phương. Kính mong Thủ tướng công tâm, đem lại sự bình an cho người dân bằng việc xử lí kiên quyết để lọc bỏ những cán bộ tha hóa, biến chất. Để nhân dân có lòng tin, an tâm lao động sản xuất góp phần xây dựng thành phố Cảng nói riêng cũng như đất nước Việt Nam nói chung. Người dân hoàn toàn tin tưởng ở Thủ tướng! Kính chúc Thủ tướng mạnh khỏe!” - Công Tâm: hieunv8218@gmail.com
Thuốc trị “bệnh lệ làng”
Sự xôn xao dư luận lan rộng tới mức đó từ vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, có lẽ cũng bởi một phần lý do nằm ở chỗ đâu đó ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn những điều không hay xảy ra, khiến người dân liên tưởng tới cái gọi là “lệ làng” khi xưa. Có vẻ như căn bệnh đó vẫn âm thầm nảy sinh, đang rất cần có liều thuốc mạnh chữa trị cho thật tiệt nọc.
“Tôi để ý thấy hầu như vụ việc tranh chấp nào có liên quan đến chính quyền địa phương mà nếu không có sự tham gia của các bộ ngành, cơ quan TW thì lẽ phải thường nghiêng về phía có quyền thế. Ở vụ Tiên Lãng này, vi phạm luật pháp rõ như ban ngày mà các chính quyền từ cấp xã, huyện đến thành phố đều lập luận kiểu "bao che" cho hành vi sai trái của cấp dưới. Thậm chí còn cố tình giải thích sai luật và dẫn chứng bằng những văn bản trái luật và không đúng thẩm quyền. Người dân chúng tôi vẫn đang rất băn khoăn với câu hỏi: Cái cách hành xử theo kiểu "phép vua thua lệ làng” ấy chừng nào mới xóa bỏ hoàn toàn cho dân nhờ? Cần phải có "thuốc" chữa "căn bệnh" vẫn còn tồn tại ở không ít địa phương này chứ?...” - Nguyễn Hùng: anton_hungnguyen@yahoo.com
“Như chúng ta đã biết, chính quyền là nơi đại diện pháp luật, nhưng cấp gần gũi với nông dân và công dân của ta là chính quyền từ cấp xã- huyện -tỉnh và cuối cùng là Trung ương. Trong vụ việc ở Tiên Lãng, phải chăng nếu như Thủ tướng không đứng ra chỉ đạo cần vào cuộc tìm ra sự thật cho gia đình bác Vươn, thì các cán bộ chính quyền nơi đây có bị đình chỉ công tác không?... Là những người cầm cân nảy mực ở Tiên Lãng mà họ giải quyết công việc khiến người dân bị hàm oan lớn như vậy thì có đúng pháp luật hay không? Mong rằng Thủ tướng thật mạnh tay đối với những người lợi dụng chức vụ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng viên cũng như cán bộ chính quyền. Để sau này không còn xảy ra một lần nào nữa những vụ việc như ở Tiên Lãng. Có vậy đất nước VN chúng ta mới luôn phát triển văn minh và tiến bộ…” - Phan Van Thanh Phương: thanhphuongtracdia@gmail.com
“Không chỉ những người dân Tiên Lãng, Hải Phòng quan tâm tới vụ việc này, mà toàn bộ nhân dân cả nước đang theo dõi sát sao những bước xử lý của lãnh đạo cấp trên. Có lẽ cũng may là vụ việc xảy ra đã được sự quan tâm lớn như vậy, không thì những người dân ở địa phương như ông Vươn có lẽ cứ phải chịu cảnh bị o ép bởi những cán bộ tha hóa, thiếu lương tâm như ở Tiên Lãng mất thôi. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc, xử lý đúng người đúng tội. Cần nghiêm khắc hơn nữa để răn đe những cán bộ thiếu năng lực, có lối sống không lành mạnh….” - Hoàng Thiên: thien6688@gmail.com
“Tôi rất hy vọng một cái kết đẹp cho gia đình ông Vươn. Tuy rằng chống người thi hành công vụ là trái pháp luật, nhưng với hoàn cảnh hiện tại thì rất mong một án tù treo với ông Vươn là thỏa đáng. Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần xử lý triệt để những sai phạm trong vụ cưỡng chế và cần đền bù ngôi nhà đã bị phá hủy cho gia đình ông Vươn. Về đầm tôm cá của ông Vươn, các vị lãnh đạo của TP Hải Phòng cũng nên xem xét lại việc giao đất đúng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã bỏ rất nhiều mồ hôi, nước mắt, công sức, tiền bạc và cả mạng sống của người thân trong gia đình ở đó” - KMD: hanoichieudong149@yahoo.com
“Tôi tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Chính phủ… Tin rằng các cấp, ngành liên quan sẽ làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, không bao che những người vi phạm trong vụ việc này dù họ là ai. Và tôi cũng tin lòng tin của nhân dân sẽ được củng cố, người người cùng nhau chung sức xây dựng một Việt Nam giàu mạnh” - Đình Huấn: vuphanes@yahoo.com
Read More Add your Comment 0 comments