Bài viết mới nhất
Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích khi xảy ra xung đột với Trung Quốc
Báo cáo Ấn Độ cho rằng, TQ là thách thức to lớn đối với ngoại giao, an ninh Ấn Độ. Về chiến lược, cần giữ vững hướng bắc, giành ưu thế hướng Nam…
Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore ngày 30/3 có bài viết nhan đề ““Không liên kết 2.0” Ấn Độ phản đối liên minh với Mỹ chống Trung Quốc”, nội dung như sau:
Cách đây không lâu, Ấn Độ đã công bố 1 báo cáo quan trọng, mang tên “Không liên kết 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong thế kỷ 21”.
Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ vẫn chưa có một báo cáo chính sách ngoại giao và chiến lược toàn diện và sâu sắc như vậy, một nhóm học giả Ấn Độ và Mỹ rất coi trọng vấn đề này, đang sôi nổi thảo luận.
Tầm quan trọng của báo cáo này rất rõ:
Thứ nhất, mặc dù không phải là một văn kiện của chính phủ, nhưng có bối cảnh về mặt chính quyền rất lớn.
Đây là hoạt động tập thể của 8 nhân sĩ uy tín thảo luận thường xuyên dài tới 14 tháng, trong số họ có nguyên Thư ký ngoại giao (quan chức ngoại giao cao nhất Ấn Độ), Thư ký quân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia, các học giả nổi tiếng và ưu tú trong giới thương nhân của thế giới, hơn nữa, cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm Menon mặc dù nằm ngoài danh sách, nhưng đôi lúc cũng tham gia các cuộc thảo luận của họ.
Hoạt động của họ còn nhận được sự hỗ trợ hành chính của Học viện Quốc phòng Quốc gia Ấn Độ. Ngày 28/2, 3 cố vấn an ninh quốc gia tiền nhiệm và đương nhiệm đều tham dự lễ công bố báo cáo và cùng có bài phát biểu, có thể coi là rầm rộ chưa từng có. Nói cách khác, một phần nội dung của báo cáo rất có thể trở thành chính sách chính thức.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.
Thứ hai, báo cáo thực sự có ý tưởng mới.
Chỉ riêng tiêu đề “Không liên kết 2.0” đã nói lên được rất nhiều điều. “Không liên kết” có nghĩa là Ấn Độ và Mỹ sẽ duy trì một khoảng cách nhất định; “2. 0” cho biết đây là một phiên bản mới, vừa có liên hệ lại vừa khác với “bản 1. 0” thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ấn Độ và Mỹ đều có không ít học giả bày tỏ thất vọng đối với vấn đề này. Nhưng đối với việc báo cáo đề xuất lấy chiến lược Ấn Độ Dương để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc, có đánh giá cho là “giàu sức tưởng tượng”.
Thứ ba, báo cáo khá thẳng thắn.
Mặc dù là báo cáo ngoại giao, nhưng ít có “ngôn ngữ ngoại giao” dè dặt. Bất kề là kết luận của nó thế nào, tính toàn diện của khuôn khổ báo cáo,
tính phản biện đối với các vấn đề quan trọng và tính thẳng thắn đối với những khó khăn trực diện, đã quyết định đây là một tài liệu tham khảo hiếm có nghiên cứu về chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự (thậm chí có thể bao gồm công việc nội bộ của Ấn Độ).
“Trung Quốc trực tiếp va chạm vào Ấn Độ”
Không cần úp mở, đề phòng Trung Quốc là trục chính của báo cáo. Lời nói đầu của báo cáo đã nói thẳng: “Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thách thức to lớn của chính sách ngoại giao và an ninh của Ấn Độ.
Là 1 nước lớn chủ yếu, Trung Quốc trực tiếp động chạm đến không gian địa-chính trị của Ấn Độ. Cùng với việc tăng cường khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, khoảng cách sức mạnh giữa Trung-Ấn sẽ mở rộng”.
Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.
Báo cáo thừa nhận rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn không thể giải quyết được trong ngắn hạn, nhấn mạnh Trung Quốc chiếm ưu thế về triển khai quân sự và tình hình ở biên giới, vì vậy đề xuất phương châm chung ứng phó chiến lược là:
Ở hướng bắc, tuyến một biên giới trên bộ “giữ vững không dao động”; về hướng nam, cần mở rộng ưu thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Báo cáo đề xuất, về ngoại giao, một mặt cần tích cực phát triển quan hệ với các nước lớn chủ yếu, “nhằm buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các vấn đề đối với Ấn Độ”; mặt khác, quan hệ nước lớn của Ấn Độ lại không thể đi quá mức, tránh gây ra đối đầu công khai của Trung Quốc đối với Ấn Độ.
Đoạn cuối “phần Trung Quốc” của báo cáo dừng lại ở từ “cân bằng”: “Chiến lược đối với Trung Quốc của Ấn Độ phải cân bằng thận trọng, tức là cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh,
cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng song phương và khu vực. Xét thấy tính bất đối xứng về sức mạnh và vai trò ảnh hưởng của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Ấn Độ phải nắm chắc sự cân bằng này. Điều này có lẽ là thách thức quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ trong tương lai”.
Xét một cách công bằng, chính sách Trung Quốc của báo cáo này có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của “phái diều hâu” Ấn Độ hiện nay. Nhưng, nhận thức của báo cáo đối với quan hệ Trung-Ấn không toàn diện, mà có phần tiêu cực.
Biên đội hộ tống Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Thứ nhất, báo cáo đã hoàn toàn tránh né một phần quan trọng, đó là, với tư cách là hai nước lớn đang phát triển có dân số đông nhất, trong rất nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như trật tự tài chính quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung-Ấn tự nhiều có lợi ích chung và đã thực hiện hợp tác chiến lược quan trọng.
Thứ hai, báo cáo nhấn mạnh “Ấn Độ phải coi châu Á là khu vực hàng đầu về cơ hội kinh tế, nhấn mạnh toàn cầu hóa “lợi nhiều hơn hại” đối với Ấn Độ. Bài báo cho rằng,
thực ra, có một thực tế cơ bản nhất là "Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã là một trong những nguồn gốc chủ yếu của “cơ hội kinh tế châu Á”, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chính là một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế Ấn Độ".
Theo bài báo thì, trên phương diện này, nhận thức của báo cáo rõ ràng lạc hậu với thực tế. Ấn Độ là một nước lớn về phần mềm, nhưng thiết bị máy tính phải mua nhiều từ Thâm Quyến;
Ấn Độ thiếu điện nghiêm trọng là “nút cổ chai” lớn nhất trong phát triển kinh tế của họ, mà đó lại là các thiết bị nhiệt điện của Trung Quốc có sức cạnh tranh, chứ không phải là hợp tác điện hạt nhân với các nước phát triển, đang giúp Ấn Độ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn;
Mặc dù Ấn Độ lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể cài lẫn phần mềm gián điệp, nhưng các doanh nghiệp viễn thông chính của Trung Quốc vẫn thực sự chiếm thị phần tương đối lớn ở Ấn Độ.
Tóm lại, thái độ của báo cáo đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung-Ấn vốn có thể tích cực hơn một chút.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Hơn nữa, báo cáo đã đề cập: “Chính sách Tây Tạng của Ấn Độ cần đánh giá và điều chỉnh lại, thuyết phục Trung Quốc tìm cách hòa giải với Dalai Lama và những người Tây Tạng lưu vong có thể giúp giảm quan hệ căng thẳng Ấn-Trung”.
Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ là không cho phép người Tây Tạng lưu vong triển khai tại Ấn Độ bất cứ hoạt động chính trị chống Trung Quốc nào.
Ngoài ra, khi phân tích về việc khó có thể cải thiện quan hệ với Pakistan, báo cáo cho rằng: “Chúng ta cần coi Pakistan là một phần thách thức lớn từ Trung Quốc”. Có thể nói, đầy là sai lầm có tính thành kiến từ tác giả đối với chính sách Nam Á tổng thể của Trung Quốc.
“Mỹ là bạn chứ không phải là đồng minh”
Những năm gần đây, “liên minh với Mỹ chống Trung Quốc” hầu như đã trở thành dòng chính của dư luận Ấn Độ, chính ở điểm này, báo cáo có phần lại đi ngược trào lưu. Báo cáo không hề viết sơ lược về vấn đề này:
Báo cáo chỉ ra rằng, do đặc điểm bản sắc quốc gia và tính đa dạng về lợi ích của Ấn Độ quyết định, trên thế giới không có nhóm quốc gia “tự nhiên”, kể cả về chính trị, kinh tế hay địa-chính trị, hoàn toàn thích hợp với Ấn Độ.
Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống liên minh quốc tế của Mỹ bắt đầu trượt dốc rõ rệt. Nếu nói sức mạnh kinh tế và quân sự, hệ thống liên minh quốc tế, vị thế chi phối trong lĩnh vực tài chính và năng lượng từng là 4 trụ cột lớn của Mỹ, thì những trụ cột này hiện đã không ổn định, không đáng tin cậy nữa.
Ấn Độ đặt mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ.
Ấn Độ có sức hút đặc biệt đối với Mỹ, bởi vì Ấn Độ chỉ đứng sau nước mới nổi lớn nhất là Trung Quốc, quan hệ với Bắc Kinh lại rất phức tạp.
Đối với chính quyền Bush và Obama, giá trị tạo nên của Ấn Độ thường vượt giá trị của bản thân Ấn Độ. Ấn Độ muốn tận dụng giá trị tạo nên này sẽ có rủi ro, một khi quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ phải trả giá.
Hơn nữa, hiện nay còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nếu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Ấn Độ, Mỹ cuối cùng sẽ có phản ứng thế nào.
Lịch sử chứng minh rằng, hễ nước Mỹ chính thức liên minh thường đều phát hiện thấy quyền tự chủ chiến lược của mình bị tổn hại. Ấn Độ và Mỹ là bạn chứ không phải đồng minh, sẽ phù hợp hơn với lợi ích của mỗi nước.
Do Trung Quốc luôn nghi ngờ Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác với các nước khác, đặc biệt sử dụng quan điểm “tổng bằng không” để nhìn mối quan Ấn-Mỹ, Ấn-Nhật được cải thiện, vì vậy, nhìn về lâu dài, cần xử lý rất thận trọng quan hệ ba bước Ấn-Trung-Mỹ.
Tác giả cho rằng, đến đây có thể nói, đây chính là cốt lõi của chính sách không liên kết phiên bản mới của Ấn Độ, tức là coi trọng cả Mỹ và Trung Quốc.
“Nước lớn về hải quân là mục tiêu của Ấn Độ”
Mặc dù Trung Quốc nói rõ là “không hề tồn tại vấn đề Trung Quốc muốn “tấn công Ấn Độ”, “gây sức ép với Ấn Độ””,
mặc dù Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố tại Quốc hội rằng “Chính phủ không cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tấn công Ấn Độ, biên giới Ấn-Trung về tổng thể là hòa bình”,
mặc dù Cố vấn An ninh quốc gia tiền nhiệm Ấn Độ Narayanan (cựu Giám đốc Tình báo Ấn Độ) công khai nói rằng “ý nguyện tìm kiếm hòa bình và an ninh của Trung Quốc ở khu vực biên giới là chân thành”,
mặc dù báo cáo cũng thừa nhận “biên giới Ấn-Trung nhiều năm qua cơ bản ổn định”, nhưng, trung tâm chính sách quốc phòng của Ấn Độ là sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc.
Điểm này có thể hiểu được, quân đội bất cứ nước nào đều cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất, chỉ có điều thường không nói rõ mà thôi.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga, đã đi vào hoạt động.
“Phần sức mạnh” của báo cáo đã bàn về hai khả năng dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới và phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, đồng thời đề xuất, cho dù xuất hiện tình huống thế nào, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ đều là “khôi phục hiện trạng”.
Về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới, báo cáo cho rằng, có khả năng nhất xảy ra ở đoạn còn nhận thức khác nhau đối với Tuyến kiểm soát thực tế.
Sách lược ứng phó tốt nhất là “lấy gậy ông đập lưng ông”. Có vài đoạn, Ấn Độ chiếm ưu thế chiến thuật, cần xác định đó là khu vực có thể phát động tấn công hạn chế. Đối với vấn đề này, cần tăng cường xây dựng giao thông và doanh trại.
Về khả năng Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, báo cáo không chủ trương “ứng phó đối xứng” chính diện (proportionate response), đồng thời bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng tăng cường và bố trí “lực lượng tấn công miền núi” phổ biến hiện nay,
cho rằng “điều này chỉ có thể tái hiện tất cả những vấn đề mà lực lượng tấn công hiện có của chúng ta phải đối mặt, trong điều kiện địa lý và hậu cần khắc nghiệt”.
Điều này có thể chỉ những vấn đề mà quân đội Ấn Độ phải đối mặt khi đối đầu với Pakistan ở Siachen Glacier hoặc xảy ra cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ-Pakistan.
Báo cáo đưa ra chiến lược ứng phó: Dùng 3 “khả năng phi đối xứng” lớn (asymmetric capabilities) buộc Quân đội Trung Quốc rút lui. Thứ nhất, tiến hành chiến tranh du kích ở khu vực bị chiếm đóng, đồng thời thâm nhập Tây Tạng cắt đứt tuyến đường giao thông tiếp tế của Trung Quốc.
Thứ hai, đẩy nhanh xây dựng giao thông, thông tin, đẩy nhanh tiến trình hợp nhất khu vực biên giới và người dân khu vực này với nội địa Ấn Độ.
Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ.
Thứ ba, dốc sức phát triển hải quân, đảm bảo có khả năng tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương. Đây là cốt lõi của “chiến lược phi đối xứng”. Báo cáo nhấn mạnh, về khả năng trên biển, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc đuổi kịp rất nhanh.
Trung Quốc hiện tập trung sức cho kiểm soát biển Hoàng Hải, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với họ chiếm vị trí thứ hai.
Hành động chiến lược biển của Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia và Việt Nam đều có lợi cho việc làm chậm lại việc Trung Quốc điều động lực lượng hải quân đến Ấn Độ Dương. Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này tăng cường xây dựng hải quân.
Ngoại giao khu vực của Ấn Độ cũng cần phục vụ cho vấn đề này, cần phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các lực lượng “ngăn chặn” nói trên, bao gồm đạt được hiệp định hợp tác an ninh và triển khai diễn tập hải quân định kỳ với những nước này. Phóng viên cho rằng, một khi có sự kiện lớn, Ấn Độ sẽ cắt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sau khi báo cáo được công bố, nhà phân tích chiến lược nổi tiếng Ấn Độ Raja Mohan có bài viết cho rằng, đây là chiến lược đối với Trung Quốc “giàu sức tưởng tượng”.
Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
Tags: Tin Quốc Phòng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Share your views...
0 Respones to "Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích khi xảy ra xung đột với Trung Quốc"
Đăng nhận xét