Bài viết mới nhất

Vì sao không quân địch không thể làm chủ bầu trời VN?



[Chuyên mục Tin Quốc Phòng] Đạt hiệu quả cao trong tác chiến điện tử (tấn công và phòng chống). Sẵn sàng đập tan chiến thuật thống trị vùng trời của địch.

Tác chiến điện tử có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như thông tin liên lạc (TTLL) được xem như là mạch máu trong cơ thể thì trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển mạnh mẽ, trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh hiện đại.

Tác chiến điện tử có nhiệm vụ duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của ta và ngược lại vô hiệu hóa hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của địch.

Tác chiến điện tử bao gồm các hoạt động như: Trinh sát điện tử; bảo vệ hệ thống điện tử của ta và chế áp điện tử đối phương.

Có thể nói Việt Nam, do khoa học công nghệ chưa phát triển nên việc chế áp điện tử đối phương là khó khăn và rất tốn kém, nhưng bù lại, Việt Nam có điều kiện để phòng chống thuận lợi, có hiệu quả mà ít tốn kém.

Thứ nhất, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết…đã làm cho Việt Nam dễ ngụy trang, gây nhiễu khiến trinh sát điện tử của địch có độ chính xác thấp; một lưới lửa đánh chặn tầm thấp rất hiệu quả đã chứng minh trong chiến tranh chống Mỹ, giờ đã được nâng cấp sẽ giảm thiểu rất nhiều hiệu quả của tên lửa hành trình và máy bay thấp; một hệ thống TTLL, trinh sát chỉ thị mục tiêu kết nối thành mạng lưới, bao phủ rộng khắp của thế trận chiến tranh nhân dân; một đơn vị tấn công có thể được cung cấp từ nhiều nguồn thông tin về mục tiêu…

 Đây là những yếu tố mà đối phương không thể bằng một loạt tên lửa, dù hàng ngàn quả, là có thể làm cho hệ thống “nghe”, “nhìn” của Việt Nam thành “mù” và “điếc” dẫn đến tê liệt toàn bộ hệ thống phòng không để không quân đối phương làm chủ vùng trời dễ dàng.

Thứ hai, lực lượng hải quân, không quân Việt Nam đã từng đối đầu oanh liệt không chùn bước với một lực lượng hải quân, không quân mạnh bậc nhất thế giới đương đại-Hoa Kỳ, có thừa bản lĩnh và kinh nghiệm, không phải là đối tượng tác chiến dễ chơi.

Nếu như khu trục hạm Maddox của Mỹ cũng đã từng nếm đòn và tháo chạy khỏi lãnh hải Việt Nam bởi một lực lượng nhỏ bé, trang bị lạc hậu thì ngày nay Hải quân và Không quân Việt Nam đã khác xa.


Tên lửa Kh-35 vũ khí lợi hại của Quân đội Việt Nam

Không những HQ, KQ của Việt Nam đã có tàu chiến, máy bay… hiện đại ngang tầm khu vực mà điều gây nguy hiểm nhất cho đối phương ở chỗ nó - máy bay, tàu chiến…, hoàn toàn mang đậm dấu ấn tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Đó là, vũ khí trang bị-kỹ thuật chiến tranh hiện đại dù là mua sắm cũng phải theo cách phù hợp với lối đánh Việt Nam.

Sáng tạo trong sử dụng, tự lực cánh sinh sản xuất chế tạo vũ khí mới, kết hợp cải tiến công nghệ phát triển vũ khí đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ…khiến cho trong tay QĐND Việt Nam vũ khí TBKT chiến tranh hiện đại trở nên nguy hiểm và bí hiểm bất ngờ cho đối phương hơn bao giờ hết.

Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài đã từng phân tích sự khác biệt giữa máy bay cùng loại SU-30 hay KILO…của Việt Nam với các nước khác. Đó là mới chỉ “phần nổi của tảng băng chìm” trong nét độc đáo, sáng tạo của công tác xây dựng lực lượng, sử dụng lực lượng dựa trên nền tảng của học thuyết quân sự Việt Nam.

Vì vậy, Hải quân, Không quân Việt Nam xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đáng tin cậy trong phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển. Ít nhất, đối phương cũng không thể muốn làm gì thì làm trong lãnh hải, không phận Việt Nam, không thể chỉ phóng tên lửa tới người khác mà không bị tên lửa người khác phóng tới.

Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng thủ của Việt Nam đa dạng, phục vụ cho đa chiến thuật. Có loại thuộc diện nguy hiểm, hiện đại bậc nhất thế giới như Bastion-P, S-300P; có loại Việt Nam sản xuất, tự chủ được số lượng như Kh-35 hay Yakhont thì nó còn thuộc loại vũ khí hiệu nghiệm cho tác chiến phi đối xứng…

Tất cả các hệ thống tên lửa phòng thủ Việt Nam ngoài việc phát huy tối đa tính năng kỹ chiến thuật của chính nó lại còn được một hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải mà Việt Nam nghiên cứu chế tạo thành công…càng làm cho tác chiến tên lửa của các hệ thống tấn công tên lửa như bệ phóng cố định, trên tàu thuyền Việt Nam rất nhiều lựa chọn phương án tấn công, nó không những mang tính hiện đại (đương nhiên) mà còn mang tính du kích (khi tác chiến phi đối xứng)…

Như đã nói, phòng thủ BVTQ trong tình hình hiện nay từ hướng biển đảo là hướng chính, sống còn của những nước có địa hình tiếp giáp dài với biển, có nhiều đảo lớn nhỏ như Việt Nam ta. Nếu như trong chiến tranh hiện đại, vị trí xuất phát của các lực lượng tiến công ở đâu thì đó cũng chính là tuyến đầu của thế trận phòng thủ.

Sự kết hợp hoàn hảo, có tính chiến lược và là sự liên kết phối hợp các lực lượng vũ trang mà nòng cốt là hải quân, không quân, các đơn vị tên lửa phòng thủ bờ, nhiều tầng, nhiều lớp, trên không, trên biển, dưới biến đã làm cho khả năng phòng thủ hướng biển từ xa của Việt Nam là điều mà không ai có thể coi thường.

Cho nên, vị trí xuất phát tấn công của địch ở đâu (ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của vũ khí) còn phải phụ thuộc vào Việt Nam mà đối phương phải tính đến.

Đến đây, nếu như so sánh, phân tích 3 cuộc chiến tranh hiện đại mà Mỹ và NATO tiến hành gần đây thì chừng đấy thôi, với Việt Nam, chưa đủ, vì sức đề kháng của Việt Nam quá lớn, thế trận của Việt Nam quá khác.

Và điều quan trọng là với Việt Nam, bất kỳ đối phương nào cũng sẽ rất không dễ dàng đạt được mục tiêu, nhưng rất dễ dàng xảy ra điều mình không lường trước.

Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi nhân lực, vật lực cho công cuộc phòng thủ BVTQ, đủ sức răn đe và sẵn sàng giáng trả quân xâm lược, nhưng Việt Nam hy vọng, mong mỏi không bao giờ sử dụng đến. Hòa bình, hữu nghị là trên hết.


Read More Add your Comment 0 comments


Con đường ngắn nhất dẫn tới xung đột tại Đông Á



Ba trong số bốn cường quốc khu vực đang nổi sẽ hình thành các tiêu điểm cho một sự chuyển đổi quyền lực tổng thể sang phía Đông trong thế kỷ tới. Vì vậy, dù Washington sẽ không có phương tiện và cũng không muốn đảm bảo an ninh cho nhiều khu vực cùng lúc, nhưng giảm bớt các nỗ lực ở châu Á lúc này sẽ là điên rồ.

PV giới thiệu phân tích của ông Jonathan Levine, một giảng viên về chuyên ngành Nghiên cứu Mỹ và tiếng Anh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.


Sau Chiến tranh thế giới II, nền hòa bình tại Đông Á chủ yếu đã được gìn giữ nhờ sự hiện diện đáng kể của sức mạnh quân sự Mỹ. Sức mạnh Mỹ đã giữ nhiều chiếc nút trên miệng những cái chai ở khu vực này. Một sự hiện diện chưa đủ mạnh của Mỹ sẽ tháo xích cho con quỷ cũ hiện đang ngủ và gây ra thế tiến thoái lưỡng nan nguy hiểm chết người về an ninh. Các chi phí trong ngắn hạn mà Mỹ phải chịu khi hiện diện tại châu Á hiện nay sẽ không thấm vào đâu so với những chi phí dài hạn rất lớn mà Mỹ nên giảm bớt. Những con đường có nguy cơ dẫn tới xung đột tại Đông Á rất nhiều, nhưng đây chính là con đường ngắn nhất.

Trung Quốc và Đài Loan


Năm 1662, khi các chiến binh người Mãn Châu tìm cách củng cố triều đại nhà Thanh mới tại Bắc Kinh, các tàn dư của triều đại nhà Minh tiền nhiệm đã bỏ chạy sang hòn đảo Đài Loan xa xôi. Đài Loan đã tự điều hành như một "Vương quốc Đông Ninh" tự trị và bày mưu hủy hoại đại lục một cách tốt nhất. Phải tới năm 1683, Đông Ninh cuối cùng mới bị Hoàng đế Khang Hy chinh phục và hợp nhất vào đại lục.

Hòn đảo nhỏ bé và cằn cỗi này có quá ít tài nguyên thiên nhiên để đang được nhắc đến, và có càng ít lợi ích mà Trung Quốc có thể có được từ việc thực thi chủ quyền trực tiếp đối với hòn đảo này. Trung Quốc cũng sẽ mất nhiều và được ít nếu xảy ra chiến tranh với Đài Loan, nhưng cho đến giờ, sau ba cuộc khủng hoảng tại Eo biển Đài Loan, chiến tranh vẫn không phải là điều không thể xảy ra.

Câu hỏi hóc búa Đài Loan nằm ở niềm tự hào dân tộc, không phải ở những tính toán thực dụng. Từ khi Tưởng Giới Thạch bỏ trốn sang Đài Loan năm 1949, đây vẫn là một cái gai trong mắt người Cộng sản ở Bắc Kinh, khiến họ không thể tuyên bố một chiến thắng hoàn toàn trong cuộc cách mạng của mình.

Các tướng lĩnh của Trung Quốc đã phải điên đầu vì Đài Loan nhiều thập kỷ qua, và đã hài lòng với các chính sách mang tính hòa giải hơn đối với hòn đảo này mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và chính quyền ôn hòa của ông theo đuổi. Sự đã rồi về sức mạnh quân sự của Mỹ là lý do chính giúp giới lãnh đạo dân sự chiến thắng các trào lưu chủ nghĩa dân tộc trong những năm qua. Nếu Mỹ rút khỏi "sân khấu" này và từ bỏ các hỗ trợ về quân sự và chính trị cho Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA - quân đội Trung Quốc) sẽ đứng trước sức ép phải hành động quyết đoán hơn. Nếu không có đối trọng là sức mạnh răn đe của Mỹ, sẽ rất khó giữ cái đầu lạnh để chiến thắng.

Tái quân sự hóa Nhật Bản


Trong khi Mỹ tìm cách giảm bớt các cam kết quốc tế, nhiều nước phương Tây thấy rằng ý tưởng về một Nhật Bản tái quân sự hóa là đã quá muộn. Nhật Bản đã đi một chặng đường dài từ đống tro tàn năm 1945 và giờ đã đến lúc tự tháo bỏ cái cồng mang tên Hiến pháp bất bạo động sau chiến tranh thế giới II và đảm nhận các trách nhiệm tự bảo vệ mình.

Nhưng quan điểm này không được các nước láng giềng Nhật Bản ủng hộ. Sự tàn ác của phát xít Nhật trên mảnh đất châu Á vượt xa bất cứ thứ gì Mỹ từng trải nghiệm ở Chân Trâu Cảng. Nhà sử học lỗi lạc Chalmers Johnson ước tính quân đội Nhật đã cướp đi sinh mạng của 30 triệu người ở châu Á, 23 triệu trong số này là người Trung Quốc. Nhà báo, nhà sử học trẻ người Mỹ Iris Chang thậm chí còn so sánh với thảm kịch tàn sát người Do Thái mà Hitler đã gây ra.

Trong khi Đức bỏ ra ít nhất 6 năm để tạ lỗi và xa lánh với dù chỉ một cơn gió nhẹ của chủ nghĩa dân tộc, Nhật Bản lại tỏ ra lầm lì hơn trong việc thừa nhận các hành động dã man mà quân đội Nhật đã làm trước đây. Nhiều học giả và cả cựu Thủ tướng Shinzo Abe vào những thời điểm khác nhau đã phủ nhận hoàn toàn hoặc một phần các tội ác chiến tranh của Nhật Bản. Ông Abe và người tiền nhiệm Junichiro Koizumi đã liên tục đến thăm ngôi đền tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh của Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19, trong đó có cả các tội phạm chiến tranh.

Câu chuyện lịch sử tàn ác này khiến các nước láng giềng của Nhật Bản tức giận. Dù Trung Quốc hiện đã có lực lượng quân sự đông đảo nhất thế giới, có vũ khí hạt nhân và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng nỗi kinh hoàng và sự nghi ngờ đối với Nhật Bản vẫn còn rõ nét. Dù ý tưởng về một mối đe dọa mới mang tên Nhật Bản đối với châu Á khiến phương Tây cười nhạo, nhưng nó lại là rất thực tại Bắc Kinh - và sự đa nghi sẽ không thể tự nhiên biến mất. Tại phương Đông, từ lâu có niềm tin là chiếc ô an ninh của Mỹ giống như một chiếc nút bịt kín cái chai chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Khi Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ đóng vai trò tại Đông Á, ông dường như đã rất thành thật về đề nghị này. Nếu các binh lính Mỹ rời Nhật Bản, hoặc hiệp định an ninh Nhật - Mỹ hết hiệu lực, người Nhật sẽ có thể xây dựng lại quân đội của mình: đó chính là điều Washington muốn nhưng là điều Bắc Kinh lo ngại. Từ bỏ sự bảo vệ của Mỹ sẽ dẫn tới sự xuất hiện của một thế tiến thoái lưỡng nan an ninh kiểu cổ điển, với việc Nhật Bản sẽ tìm cách thu hẹp bất cân bằng về năng lực với Trung Quốc.

Bất chấp các mối quan hệ dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, quan hệ bằng hữu Trung - Nhật đã "đảo chiều" sau sự kiện Thiên An Môn. Từ năm 1989, Trung Quốc đã tập trung vào "giáo dục tình yêu nước" như một cách để gây sự chú ý vào các vấn đề trong nước mà Thiên An Môn đặt ra. Người ta dạy về chủ nghĩa dân tộc, tình cảm chống Nhật và nhắc nhớ công dân Trung Quốc về những hành động dã man trong quá khứ, cộng với một loạt cách hoạt động kỷ niệm công khai hàng năm.

Việc Nhật Bản xây dựng quân đội sẽ khiến Trung Quốc phát điên lên và sẽ thổi bùng một thái độ thù địch mạnh mẽ hơn từ trong nước. Một số nước láng giềng của Nhật Bản vẫn còn đau đớn với những trải nghiệm của mình trong Chiến tranh Thế giới II cũng sẽ phản đối việc Nhật Bản xây dựng quân đội. Với tài ngoại giao khéo léo, Trung Quốc có thể tự đặt mình vào vị trí người cứu tinh cho khu vực. Luôn tìm cách củng cố sức mạnh mềm của mình một cách đầy thiện ý, Bắc Kinh sẽ rất vui khi tấn công vào các thỏa thuận an ninh với các nước mà Washington bỏ đi trong lạnh nhạt.

Hàn Quốc


Đối với Mỹ, chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc năm 1953. Nhưng tại Bình Nhưỡng, cuộc chiến này vẫn đang tiếp tục đến ngày nay. Phương Tây sẽ khôn ngoan khi nhớ rằng một thỏa thuận hòa bình chính thức vẫn chưa bao giờ được ký kết giữa hai miền Triều Tiên và xét về mặt kỹ thuật thì xung đột vẫn tiếp diễn suốt 60 năm qua. Đối với các binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc, thái độ thù địch lúc nào cũng có thể trở lại. Nhưng bất chấp việc Triều Tiên "khua chiêng gõ trống" và áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh, gần đây nhất là việc bắn pháo vào Đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, Triều Tiên vẫn tỏ ra kín đáo về khả năng đẩy vấn đề đi xa hơn.

Thực vậy, giới lãnh đạo Triều Tiên sẽ mắc lỗi nếu có những hành động phi lý. Tất cả những gì triều đại nhà họ Kim muốn là an ninh. Việc họ theo đuổi vũ khí hạt nhân chẳng qua là một câu trả lời cho nỗi lo ngại hiện hữu về nguy cơ can thiệp của Mỹ, nhất là sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush liệt Triều Tiên vào "Trục Ma quỷ". Cả những nhân vật hiếu chiến nhất ở Triều Tiên cũng thừa biết rằng trước sức mạnh răn đe hiện nay của Mỹ, thì việc kéo Hàn Quốc vào một cuộc chiến tranh chẳng khác nào là tự tử.

Nhưng nếu các binh lính Mỹ về nước, như một phần trong xu hướng chung rút khỏi châu Á của Mỹ, thì người Triều Tiên có thể đánh giá lại các lựa chọn của mình. Vốn tự cao về các năng lực của mình, họ sẽ muốn kết thúc vấn đề, hoặc ít nhất là sử dụng đòn bẩy mới để quấy rầy nước láng giềng phương Nam nhiều hơn. Bắc Kinh sẽ tìm cách ngăn chặn Triều Tiên trước khi họ có thể gây quá nhiều phiền phức (và làm ảnh hưởng tới quan hệ thương mại rất sinh lời của Trung Quốc với Hàn Quốc). Nhưng điều này sẽ đẩy Trung Quốc vào một tình thế cực kỳ khó xử: bảo vệ kẻ thù không đội trời chung của đồng minh thân cận nhất của mình tránh khỏi sự tấn công của người đồng minh đó! Đây giống như một "công thức" cho bất ổn.

Các sinh viên của tôi tại trường Đại học Thanh Hoa thường hỏi làm thế nào Mỹ có thể "kiểm soát thế giới". Tôi đã nói với họ rằng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ không phải là cái gì đó mà nước này tự nguyện hiến dâng, mà là một gánh nặng miễn cưỡng sau khi châu Âu từ bỏ vị trí bá chủ toàn cầu, vì nói một cách đơn giản là các cường quốc phương Tây không thể một mình gánh chịu nó.

Vị thế bá chủ của Mỹ đang suy yếu, Washington sẽ không có phương tiện và cũng không muốn đảm bảo an ninh cho nhiều khu vực cùng lúc. Nhưng ba trong số bốn cường quốc khu vực đang nổi - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được biết đến với cái tên BRICs - đang nằm ở châu Á và sẽ hình thành các tiêu điểm cho một sự chuyển đổi quyền lực tổng thể sang phía Đông trong thế kỷ tới. Vì lợi ích của Mỹ sẽ phải phù hợp với điều này, nên việc giảm bớt các nỗ lực ở châu Á lúc này sẽ là điên rồ./.

Châu Giang/Theo nationalinterest.org - TuanVietnamnet


Read More Add your Comment 0 comments


Trường Sa-Bãi cọc Bạch Đằng phòng thủ Việt Nam (I)



Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa hay biển Tây Philippines) là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca . Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là  khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đánh giá vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa, các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

Vì vậy, tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam của các nước đang tranh chấp về quần đảo này không phải là chuyện không thể xảy ra mà là một nguy cơ, thách thức với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Vậy, kẻ thù có thể tấn công đánh chiếm Trường Sa như thề nào? Thực tế chỉ có 2 phương án để tấn công đánh chiếm:

Một là tấn công trực tiếp

Thực hiện phương án này địch sẽ dùng một lực lượng lớn về tàu ngầm, tàu mặt nước, không quân phóng tên lửa, thả bom, nã đại bác để dọn sạch bãi đổ bộ đồng thời làm tê liệt khả năng chống cự của lực lượng phòng thủ trên đảo, sau đó lính thủy đánh bộ từ tàu đổ bộ đệm khí tràn lên đánh chiếm đảo.

Về lý thuyết quân sự, đây là phương án “tiết kiệm” nhất do quy mô nhỏ nhất, hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, phương án này của kẻ thù sẽ vấp phải ý chí của toàn dân, toàn quân sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nếu kẻ địch vẫn thực hiện phương án này thì đây là một thảm họa đối với chúng. Bởi lẽ ngay khi không có sự hỗ trợ chi viện của đất liền thì thế và lực phòng thủ của lực lượng giữ đảo cũng gây khó khăn rất nhiều cho lực lượng tấn công đánh chiếm.

Trước hết về lực.

Vị trí Hải quân địch tấn công không phải cần bao nhiêu tùy ý vì vũ khí phục vụ cho tác chiến phi đối xứng, chúng ta không phải là không nghĩ đến. Biết đâu trên đảo đều được trang bị RBS-17 của Thụy Điển chẳng hạn, do đó độ chính xác của tên lửa, pháo địch trúng mục tiêu là không cao và nếu có trúng mục tiêu thì khả năng sát thương hạn chế bởi các hầm hào phòng thủ kiên cố trên đảo.

Nếu như Hải quân địch còn phải lo đối phó với không quân, hải quân Việt Nam từ đất liền thì kế hoạch dọn bãi đổ bộ, làm tê liệt sức đề kháng của bộ đội trên đảo trước khi tàu đổ bộ đệm khí xuất phát xem ra hiệu suất rất thấp, nếu không nói là vô vọng.


Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng. Mỗi tiểu đội được trang bị một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4-5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Người điều khiển có thể dẫn tên lửa đến đúng phần nhất định của tàu địch. 

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia Thụy Điển, một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2-3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn.


Tiếp theo là về thế.

Tính toàn bộ, quần đảo có rất nhiều đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm (diện tích đất liền chỉ 5 km2 nên chủ yếu là đảo san hô và đảo chìm) rải rác trên một diện tích chừng 410.000 km2.

Như vậy về địa hình thì có thể nói quần đảo Trường Sa là một bãi đá ngầm và san hô nổi hoặc chỉ nổi khi thủy triều xuống xen kẽ giữa nó mới là các đảo thực sự.

Cho nên địa thế của các đảo trong quần đảo Trường Sa là rất hiểm yếu, không quá nếu như nói rằng đó là những hệ thống “cọc Bạch Đằng” cho phòng thủ. Điều này thật sự không hề dễ dàng chút nào cho tàu đổ bộ tiếp cận.

Nếu tàu đổ bộ đệm khí lớn thì không thể tiếp cận được bờ, còn nếu dùng tầu đổ bộ nhỏ chỉ có thể tiếp cận được bờ (một số đảo) khi thủy triều cao thì lực lượng đổ bộ bị phân tán dễ bị tiêu diệt (Dĩ nhiên có những bãi, bờ không có vành đá ngầm, dãy san hô thì chắc chắn bên phòng thủ đã đưa vào sự quan tâm đặc biệt rồi).

Nếu như yêu cầu sống còn của tác chiến đổ bộ phải là tập trung, triển khai nhanh vào bờ thì đây là mâu thuẫn không thể giải quyết giữa tập trung và phân tán, giữa triển khai nhanh lực lượng áp sát chiếm lĩnh bờ với sự chậm chạp bất khả kháng.

Điều cuối cùng là tính bất khả thi của chiến thuật

Một bài toán không kém phần hóc búa đặt ra cho kẻ địch là, sau khi các lực lượng tàu mặt nước, không quân dọn xong bãi đổ bộ, lính thủy đánh bộ theo tàu đổ bộ vào đảo thì lực lượng này liệu có an toàn để trở về nơi xuất phát hay không khi không còn khả năng để chống trả?

Quần đảo Trường Sa như trước cửa nhà Việt Nam nên chắc chắn SU-27 của Việt Nam-loại máy bay đánh chặn trứ danh sẽ dễ dàng biến lực lượng của kẻ địch thành “quân xanh” để diễn tập.

Do đó chắc chắn địch phải có một thê đội 2 để làm nhiệm vụ phát sinh, có nghĩa là phải sử dụng một lực lượng rất lớn tham gia tác chiến. Vậy địch có dám mạo hiểm không khi tại căn cứ lực lượng bảo vệ quá mỏng?

Tóm lại, phải đối đầu với lực lượng phòng thủ trên đảo và đặc biệt đối đầu với lực lượng chi viện ở đất liền nhanh, mạnh, sung sức thì chắc chắn là không thể thắng.

Từ những cơ sở trên thì kẻ địch chẳng bao giờ liều lĩnh tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng phương án này.

Vì vậy địch sẽ tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng một phương án khác, đó là: tấn công tổng lực vào đất liền để làm cho lực lượng chi viện quần đảo Trường Sa của Việt Nam mất sức chiến đấu. Sau đó đánh chiếm quần đảo Trường Sa theo phương án ban đầu.

Có lẽ đây là phương án mang tính khả thi nhất nhưng quy mô quá lớn, không gian chiến trường quá rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn khu vực.

Cuộc chiến sẽ kéo theo những hệ lụy không lường trước được với kẻ xâm lược.

Quá mạo hiểm khi tấn công xâm lược một đất nước có truyền thống đánh giặc lại được chuẩn bị như chưa bao giờ kỹ càng như thế.


Read More Add your Comment 0 comments


Bộ Công An chặn đứng một âm mưu phản động



Kế hoạch “5 điểm” của tổ chức phản động “Phục hưng Việt Nam” mà trọng tâm là chèn sóng Đài Tiếng nói VN nhằm phục vụ mưu đồ lật đổ chính quyền đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an chặn đứng.

Ngày 19/4, Cơ quan An ninh điều tra (A92 - Bộ công an) cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Võ Viết Dziễn (sinh năm 1971, ở huyện Càng Long, Trà Vinh) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sự.
Bộ Công an chặn đứng âm mưu chèn sóng VOV

Thiết bị để chèn sóng Đài tiếng nói Việt Nam

Theo Cơ quan An ninh điều tra, Dziễn thường xuyên lên mạng Internet, vào một số trang web phản động để quen với một đối tượng tên Nhất Thắng - Trưởng ban liên lạc của tổ chức phản động “Phục hưng Việt Nam”. Theo Cơ quan điều tra, Dziễn bị tiêm nhiễm những tư tưởng lệch lạc, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tháng 11/2011, theo chỉ đạo của Thắng, Dziễn từ Việt Nam bay sang Singapore để gặp những thành phần “chóp bu” của tổ chức “Phục hưng Việt Nam” là Trần Trọng Ngà (còn gọi Trần Quốc Bảo) - Chủ tịch tổ chức này và gặp một đối tượng khác tên Cương.

Tại đây, Dziễn được các đối tượng này giới thiệu về tổ chức “Phục hưng Việt Nam”, “Lực lượng cứu quốc”, được cho “nghiên cứu” tài liệu về các tổ chức và được giao nhiệm vụ về Việt Nam tập hợp nhiều người ra Hà Nội biểu tình.

Theo cơ quan điều tra, cái gọi là tổ chức “Phục hưng Việt Nam” đã chi 1.500 USD cho Dziễn để trang bị các phương tiện liên lạc và đề nghị Dziễn tìm mua một lô đất (giá 50.000 USD) thành lập trang trại nhằm mục đích tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động của tổ chức. Tiếp đó, các đối tượng trong tổ chức phản động còn gửi thêm tiền cho Dziễn để tìm người đưa qua Thái Lan gặp gỡ, huấn luyện.

Tháng 3/2012, tổ chức “Phục hưng Việt Nam” tiếp tục chuyển 2.000 USD vào tài khoản của Dziễn làm kinh phí qua Thái Lan để tập huấn. Dziễn cùng vợ con qua cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) sang Campuchia rồi từ Campuchia qua Thái Lan bằng cửa khẩu Poipet.

Từ ngày 26 đến 30/3/2012 Dziễn được nhóm phản động huấn luyện cách sử dụng một số phần mềm bảo mật máy tính, thiết bị chèn phá sóng và giao nhiệm vụ về Việt Nam để thực hiện kế hoạch “5 điểm”.

Kế hoạch “5 điểm” này có phần mục chèn sóng theo tần số 103 Hz (chèn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam) đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 mà tổ chức này gọi là “Tháng Tư đen”. Kế hoạch tiếp theo là hàng loạt các hành động như: Tìm những khu phố người Hoa tại Việt Nam, trong đó tập trung vào khu phố người Hoa tại Bình Dương để đốt phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; rải truyền đơn với khẩu hiệu có nội dung phản động sau đó quay phim, chụp hình gửi tổ chức; Tập hợp người ra Hà Nội biểu tình; xây dựng trang trại để làm kinh tế cho tổ chức.

Tuy nhiên, Dziễn chưa kịp hành động thì đã bị A92 bắt giữ.

Theo Dân Việt


Read More Add your Comment 0 comments


Ấn Độ thử tên lửa tầm xa khiến Trung Quốc nhấp nhổm



Ấn Độ tuyên bố đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên.


Sáng ngày 19/4, Ấn Độ đã bắn thử tên lửa tầm xa được cho là có khả năng chạm đến các mục tiêu ở tận miền bắc Trung Quốc hay phía đông châu Âu.

Theo tin mới nhất được tờ Times of India đăng tải, Ấn Độ tuyên bố đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên. Tên lửa Agni V được đã được phóng đi ở tầm xa nhất khoảng 5.000 km trong đợt thử nghiệm sáng nay.

Theo tờ báo trên, Agni-V được phóng từ đảo Wheeler, nằm ở ngoài khơi bờ biển Odisha của Ấn Độ vào lúc 8:07 theo giờ địa phương.

Agni-V có trọng lượng khoảng 50 tấn, dài 17,5m, với đường kính thân đạt 2m và có mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân nặng 1 tấn.

Ngoài ra, quân đội Ấn Độ còn có tham vọng phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-6 với tầm bắn đạt tới 10.000 km.

Dự kiến, quân đội Ấn Độ sẽ tiến hành 4-5 đợt thử nghiệm thành công trước khi chính thức đưa Agni-V vào biên chế quốc phòng năm 2014 tới 2015.


Read More Add your Comment 0 comments


Diệu kế bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam



Đối tượng có âm mưu tấn công xâm lược Việt Nam, đương nhiên bao giờ cũng hùng mạnh hơn khi so sánh lực lượng mới dám hành động. Nhưng khi xảy ra chiến tranh thì sự so sánh đó chỉ mang tính tương đối.

Để dành thắng lợi trong chiến tranh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: Bố trí lực lượng như nào trên cơ sở địa lý để biến lực lượng ít thành nhiều, yếu thắng mạnh.

Bố trí lực lượng ra sao để phục vụ cho lối sở trường hay như lối đánh đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập, vân vân và vân vân. Đó thuộc về nghệ thuật quân sự chỉ huy, mưu kế nhà binh của các tướng lĩnh, sỹ quan QĐND Việt Nam.

Bởi vậy, muốn thực thi nghệ thật quân sự, phải tiến hành tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp đáp ứng với cách thức bố trí và sử dụng lực lượng.

Đây vừa là nội dung, vừa là tiền đề cho nghệ thuật tác chiến đánh thắng kẻ thù. Không xây dựng phát triển lực lượng, thậm chí xây dựng thiếu khoa học, không phù hợp với tình hình thực tế đất nước thì thất bại là không tránh khỏi.

Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử, Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuẩn bị cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc (BVTQ) một cách bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, nhạy bén đến thế.

Việt Nam bình tĩnh bởi trước những nguy cơ, thách thức và sức ép cực lớn của các thế lực thù địch hùng mạnh đe dọa sử dụng vũ lực mà không rối trí. Nhân dân Việt Nam vẫn không sợ, không nao núng hay mắc mưu trước những âm mưu hiểm độc của địch.

Việt Nam tự tin bởi trong những lúc đất nước “như ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, máy chém lê khắp miền Nam, miền Bắc thì bầu trời, vùng biển không quân và hải quân địch làm chủ, khống chế.

Hải quân, không quân Việt Nam còn lạc hậu hơn địch hàng trăm lần mà chúng ta vẫn có những trận đánh để đời… và rồi chúng ta đã vượt qua thì ngày nay chúng ta có thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước hết là sự sáng suốt, nhạy bén trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng, hiện đại hóa Quân đội.

Thay vì xây dựng quân đội chính quy từng bước hiện đại, thì trước tình hình an ninh quốc gia đang bị nhiều nguy cơ thách thức, Việt Nam quyết định đưa “Hải quân, Phòng không –Không quân, Tác chiến điện tử và Thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại”.

Trong chiến tranh hiện đại, một quốc gia hùng mạnh có nền quân sự hiện đại gây ra với một quốc gia nhỏ, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành.


Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.

Chẳng hạn như ở 3 cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và NATO tiến hành với Nam Tư, I-Rắc, và Ly Bi thì phương thức tấn công đó là:

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq.

Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.

Giai đoạn này được coi là then chốt, quyết định kết quả chiến tranh. Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không.

Cuối cùng là lực lượng đổ bộ xuất kích hoặc không cần thiết khi đối phương đã đầu hàng không điều kiện.

Việt Nam cũng rơi vào một hoàn cảnh gần tương tự: kinh tế chưa phát triển, khoa học công nghệ còn hạn chế, bờ biển dài…thì phương thức tấn công với 3 bước trên trở nên  hết sức nguy hiểm.

Vì vậy, muốn chiến thắng kẻ thù không cách nào khác là phải xây dựng Hải quân, PK-KQ, Tác chiến điện tử và lực lượng thông tin liên lạc hiện đại, tinh nhuệ thiện chiến, cùng với toàn quân, toàn dân giáng trả, phá tan từng giai đoạn tiến hành chiến tranh của địch.

Với tinh thần đó, trong một thời gian chưa dài, nhưng Việt Nam đã tích cực xây dựng Hải quân, Phòng không-Không quân - lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng trời, vùng biển và lực lượng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc thực sự hiện đại, có trang bị vũ khí tối tân đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc các chuyên gia quân sự nước ngoài coi Việt Nam là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ĐNA, chúng  ta không hề muốn như thế.

Nhưng ở giác độ nào đó cho chúng ta thấy sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Dù còn nghèo nhưng dân tộc Việt Nam vẫn sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để tăng cường sức mạnh cho quân đội đủ sức răn đe và giáng trả đích đáng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm bờ cõi.

Kì trước: Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN


Read More Add your Comment 0 comments


Hợp tác quốc phòng là trụ cột của quan hệ Việt-Trung



Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã sang thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

-> Đọc thêm: Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

Buổi hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN)

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quân ủy trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Ngay sau lễ đón trọng thể chiều 16/4, hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao đã có buổi hội đàm dưới sự đồng chủ trì của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ và người đồng cấp nước chủ nhà Trần Bỉnh Đức.

Tại hội đàm, hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã cùng phân tích cũng như đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, đồng thời thông báo những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.

Phát biểu tại hội đàm, Tổng Tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức bày tỏ sự phấn khởi được đón tiếp Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cùng Đoàn cán bộ quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam sang thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức nhấn mạnh chuyến thăm của đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam lần này không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước, mà còn tạo động lực mở ra bước phát triển mới, tốt đẹp và tin cậy hơn nữa giữa hai nước cùng hai quân đội.

Thượng tướng Trần Bỉnh Đức cũng thông báo kết quả phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông cho rằng mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song Trung Quốc vẫn đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao.

Về phần mình, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã giới thiệu những thành tựu nổi bật của Việt Nam sau Đại hội XI đến nay, trong đó nổi bật là chính trị xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được củng cố và tăng cường, lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cùng chính phủ tiếp tục được nâng lên. Việt Nam kiên quyết không chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng, việc sửa đổi hiến pháp sắp tới sẽ vẫn khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về quan hệ song phương, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt-Trung, tài sản vô giá do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ cũng như giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Quan hệ hữu nghị Việt-Trung có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả hai nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực.

Phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp và bền vững với Trung Quốc luôn là chủ trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định.

Hai bên hài lòng nhận thấy thời gian qua quan hệ quốc phòng tiếp tục được tăng cường và khẳng định vai trò là một trong những trụ cột của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc.

Hai bên đã triển khai có hiệu quả nội dung của Nghị định thư giữa hai Bộ Quốc phòng ký năm 2003 và các thỏa thuận hợp tác khác, trong đó một số lĩnh vực thực sự trở thành điểm sáng trong quan hệ quốc phòng hai nước.

Quân đội hai nước cũng đã tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trong đó chú trọng gặp gỡ và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao; tăng cường trao đổi đoàn chuyên ngành; giao lưu sỹ quan trẻ, cựu chiến binh; giao lưu văn hóa, văn nghệ...

Về đào tạo, hai bên đã hợp tác một cách có hiệu quả. Học viên quân sự hai nước sau thời gian học tập đã phát huy tốt kết quả học tập cũng như vai trò cầu nối hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Quan hệ hợp tác, phối hợp giữa Hải quân, Biên phòng và các quân khu giáp biên giới tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thiết thực. Thông qua các hình thức như tuần tra liên hợp trên biển và trên bộ, phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển... đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới, đồng thời giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.

Các lĩnh vực hợp tác về công tác Đảng, công tác chính trị, phối hợp trong cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… giữa quân đội hai nước thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh.

Về vấn đề trên Biển Đông, hai bên nhất trí quân đội phải là lực lượng gương mẫu đi đầu triển khai thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Hai bên lưu ý cần cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết và lợi ích chiến lược lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, gây mất ổn định chính trị ở mỗi nước.

Hai đoàn đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam và PLA thống nhất thời gian tới cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực hợp tác nêu trong Nghị định thư giữa hai Bộ Quốc phòng; chú trọng tăng cường giao lưu cấp cao; mở rộng giao lưu các cấp, các ngành; giao lưu sỹ quan trẻ và cựu chiến binh; đào tạo cán bộ.

Quân đội hai nước tiếp tục hoàn thiện các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời nghiên cứu một số cơ chế mới bảo đảm cho các hoạt động ngày càng hiệu quả, đưa mối quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và tin cậy lẫn nhau hơn.

Quân đội hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân và quân đội hai nước; tiếp tục phối hợp tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là cơ chế ADMM+, qua đó nâng cao vai trò, vị thế của quân đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực, thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, hợp tác và phát triển chung của khu vực.

Cuộc hội đàm đã diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau, nhận thức và đánh giá đúng, thực chất kết quả hợp tác quốc phòng giữa quân đội hai nước thời gian qua, thống nhất các hình thức giải quyết những vấn đề nảy sinh trên cơ sở nhận thức chung và các thỏa thuận đã được ký kết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

Thay mặt Đoàn cán bộ quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Thượng tướng Trần Bỉnh Đức và cán bộ, chiến sĩ PLA đã tiếp đón, dành những tình cảm nồng ấm và quan tâm, tạo mọi điều kiện cho đoàn hoạt động, điều đó thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác gắn bó giữa hai Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước.

Được tận mắt chứng kiến sự phát triển trên đất nước Trung Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã trân trọng mời Thượng tướng Trần Bỉnh Đức cùng các lãnh đạo khác của Quân ủy Trung ương cũng như PLA sang thăm Việt Nam./.

Theo TTXVN


Read More Add your Comment 0 comments


Quân đội Nga tập trận bắn đạn thật tại Bắc Cực



Lữ đoàn 200 bộ binh cơ giới Nga vừa triển khai tập trận bắn đạn thật tại Murmansk thuộc bán đảo Kola miền Bắc nước Nga, gần biên giới với Na Uy. Đây là lữ đoàn chủ lực mạnh nhất có khả năng thích nghi với mọi điều kiện khắc nghiệt ở cực bắc địa cầu và là lực lượng phòng thủ chủ yếu mà Moscow xây dựng.

Các phóng viên báo chí được phép tham quan và đưa tin hoạt động diễn tập này và đã có chùm ảnh đẹp và chân thực về hoạt động huấn luyện - tác chiến của quân đội Nga ở địa bàn đặc biệt.








Read More Add your Comment 0 comments


Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN



Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn thể các lực lượng vũ trang. Bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), trong đó xây dựng hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, vững chắc, đủ sức răn đe và giáng trả quân xâm lược là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình dựng xây, gìn giữ đất nước.

Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa quân sự hiện nay, trước tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông, trước các phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại thì phòng thủ BVTQ từ hướng biển bao gồm vùng trời, vùng biển và hải đảo là hướng chính, sống còn.

Một hệ thống phòng thủ BVTQ là tin cậy, vững chắc dựa trên ít nhất 3 yếu tố:

- Một là: Cơ sở lý luận-Học thuyết quân sự mà hệ thống phòng thủ đó được xây dựng có tính thực tiễn và sức sống hay không?

- Hai là: Việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí và sử dụng lực lượng trong hệ thống đó như thế nào?

- Ba là: Hệ thống phòng thủ đó được tồn tại trong một thế ra sao? Đây là yếu tố quyết định độ tin cậy, vững chắc của hệ thống phòng thủ..

Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất phát từ cơ sở BVTQ trước nạn xâm lược

Do “sách trời định sẵn”, Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà thuật ngữ hiện đại gọi là “địa chính tri, địa quân sự” rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vì thế mà từ xa xưa các thế lực luôn nhòm ngó, lăm le và đưa quân đến xâm chiếm hết lần này đến lần khác.

Không chỉ phương Bắc, từ nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của phương Tây. Pháp xâm chiếm Việt Nam cai trị gần một thế kỷ. Và từ giữa thế kỷ 20, Việt Nam phải tiến hành liên tiếp 2 cuộc chiến tranh giải phóng ròng rã suốt hơn 30 năm trời.

Như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử gồm nhiều cuộc chiến tranh và lịch sử chiến tranh đó đã ghi nhận một điều là bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng đều bị đánh trả khốc liệt với một tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Quân xâm lược lúc nào cũng đông và hùng mạnh, Việt Nam thì nhỏ bé. Vậy làm thế nào để chống lại chúng? Làm sao để biến được ít thành nhiều, yếu thành mạnh?...

Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nghệ thuật QSVN được thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh, nó tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, bản sắc Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Nghệ thuật QSVN hình thành và phát triển trước yêu cầu nhiệm vụ BVTQ chống xâm lược, cho nên, nghệ thuật QSVN không có tư tưởng tấn công xâm lược (hoạt động quân sự ngoài biên giới quốc gia) mà nó mang đậm tư tưởng phòng thủ tự vệ.

Vì vậy, tất cả mọi ý chí, hành động, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng trong hệ thống phòng thủ BVTQ đều bắt nguồn từ học thuyết quân sự độc đáo này.

Chiến tranh hiện đại ngày nay bao giờ cũng được phát động từ một quốc gia tiềm lực quân sự, KHKT hùng mạnh. Phạm vi của cuộc chiến rộng lớn, bao gồm lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và trong lòng biển. Thời gian chiến tranh phải hạn chế ngắn nhất có thể.

Và, cuối cùng, mục đích phải đạt được là: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang và trang thiết bị kỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó, buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế theo hướng có lợi cho nước tấn công.

Để đạt được điều đó bắt buộc các quốc gia này có một tư tưởng, học thuyết quân sự phù hợp cho hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang mình.

Phòng thủ tự vệ và tấn công xâm lược là 2 phạm trù khác biệt. Biểu hiện rõ nét nhất là sự khác nhau giữa tổ chức xây dựng, bố trí và sử dụng lực lượng.

Chẳng hạn, một đơn vị chiến đấu (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay) khi tấn công xâm lược phải đối phó với rất nhiều đòn đánh trả. Như máy bay, phải đối phó với 3 nguy cơ: Pháo cao xạ, tên lửa đất đối không và máy bay đối phương. Cho nên bắt buộc máy bay của họ phải có đủ khả năng đối phó 3 nguy cơ đó.

Vì thế, xu hướng chế tạo và sử dụng vũ khí trang bị đa nhiệm là yêu cầu tất yếu, là kết quả hợp lí, phù hợp nhất, xuất phát từ tư tưởng, học thuyết quân sự của các cường quốc đi tấn công các quốc gia nhược tiểu.

Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược.

Khu vực tác chiến lại nằm trong phạm vi bố trí phòng thủ nên sự cơ động lực lượng là nhanh nhất (lực lượng tại chỗ).

Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam

Do đó, tính đa nhiệm của vũ khí trở nên không quan trọng bằng tính chuyên môn hóa của vũ khí.

Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.

Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.

Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.

Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.

Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.


Read More Add your Comment 0 comments


Ấn Độ ‘phô diễn’ sức mạnh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa



Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Odisha vào ngày mai.

"Tên lửa Agni-V có tầm bắn hơn 5.000km sẽ được phóng đi từ bãi thử ở đảo Wheeler, ngoài khơi bờ biển Odisha. Đây là một bước thử nghiệm quan trọng trong giai đoạn cuối. Do đó, tên lửa này càng được kiểm tra cẩn thận trước khi được phóng đi”, nguồn tin từ Ấn Độ tiết lộ.


Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vào ngày mai. Ảnh minh họa: Live India.

Ngoài ra, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết thêm rằng, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V mà chính quyền New Delhi sẽ phóng tới đây là loại tên lửa được thiết kế có ba tầng và trang bị con quay laser hình vòng tiên tiến cùng với động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao.

Nếu phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V, Ấn Độ chính thức đủ năng lực đưa toàn bộ châu Á, 70% khu vực châu Âu vào tầm bắn. Điều này đồng nghĩa với việc Ấn Độ sẽ trở một trong số ít quốc gia hàng đầu trên thế giới sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.


Read More Add your Comment 0 comments


Huấn luyện thực binh ở Đoàn 680



Trận địa T5 những ngày này trời nắng gắt. Thượng tá Võ Xuân Liêm, Phó đoàn trưởng, Tham mưu trưởng đứng trước hàng quân.

Trận địa T5 những ngày này trời nắng gắt. Thượng tá Võ Xuân Liêm, Phó đoàn trưởng, Tham mưu trưởng đứng trước hàng quân. Anh như muốn gửi gắm và truyền hết niềm tin của mình sau khi đã quán triệt quyết tâm trước giờ (G) cho 2 kíp chiến đấu của Đội Hoả lực.

Thời gian còn N+5. Tất cả đã sẵn sàng. Những gương mặt thể hiện rõ quyết tâm trong trận đánh hôm nay, một số trắc thủ trẻ gương mặt thoáng chút căng thẳng và hồi hộp...

Giờ (G-5), tại Sở chỉ huy dã chiến, các đồng chí Đoàn trưởng, Phó đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, Chính uỷ Đoàn; các sỹ quan tham mưu, tác chiến cùng bộ phận tiêu đồ đang tập trung cao độ vào các thông số mục tiêu cho tên lửa một cách chính xác... Điện thoại và bộ đàm liên tục reo:


Một buổi huấn luyện ở Đoàn 680 Hải quân

- Báo cáo sở chỉ huy, Đội hoả lực đã sẵn sàng nhận lệnh!- Báo cáo sở chỉ huy, Thông tin liên lạc đã thông suốt!

- Báo cáo sở chỉ huy, Trạm Kỹ thuật đạn chiến đấu đã sẵn sàng!Giờ (G-2), nhận chỉ thị từ Sở chỉ huy Quân chủng, Đoàn trưởng 680 nhấc máy điện thoại:

- Đội hoả lực! Báo động chiến đấu, chiếm lĩnh trận địa KM- X45 độ! Dứt khẩu lệnh của Đoàn trưởng, tiếng xe bệ phóng của 2 kíp chiến đấu Đội Hoả lực gầm lên nhả khói đen kịt rồi bất ngờ lao ra từ khu trú ẩn bí mật xiên qua màn nắng nóng dày đặc đẩy lại phía sau những đám bụi bay mù mịt...

 Đó chỉ là một buổi huấn luyện chiến thuật hiệp đồng chiến đấu thường xuyên cấp Đội, Trạm thực binh tại trận địa của Đoàn 680. Tuy nhiên, không khí buổi luyện tập diễn ra khẩn trương và căng thẳng như trong chiến đấu.

Tất cả các vị trí trắc thủ cho đến sở chỉ huy đều tập trung cao độ, mọi tình huống đặt ra đều được xử lý chính xác.

Trong thời gian nghỉ giữa 2 lần huấn luyện, chúng tôi có dịp tiếp xúc với một số trắc thủ trẻ trong kíp chiến đấu số 1 của Đội Hoả lực. Trung uý CN Trần Nam Trung, Trắc thủ máy bắn cho biết:

Những lần huấn luyện thực binh ở chiến trường như thế này rất thiết thực đối với các trắc thủ trẻ bởi đây là dịp được cọ xát, trau dồi kinh nghiệm, bản lĩnh, yếu lĩnh trong chiến đấu. Giải được những yêu cầu khắt khe của các bài tập đưa ra chính là yếu tố quyết định hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ của toàn kíp cũng như tập thể Đội.

Trung uý CN Hồ Thanh Tuấn, Trắc thủ cơ điện thì cho biết: Mỗi vị trí trong kíp chiến đấu đều liên quan mật thiết đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung nên công tác hiệp đồng, phối hợp trong kíp phải thực sự nhuần nhuyễn; khi có tình huống phát sinh thì các vị trí phải có đủ khả năng để xử lý và kịp thời báo cáo Sở chỉ huy.

Mỗi lần luyện tập hiệp đồng thực binh đều là những bài học vô cùng quan trọng đối với những trắc thủ trẻ còn thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh chiến đấu... Huấn luyện "Cơ bản, thiết thực, vững chắc", lấy chiến trường làm thao trường huấn luyện, đó chính là những yếu tố quan trọng để trình độ tổ chức chỉ huy, chất lượng huấn luyện SSCĐ của Đoàn 680 không ngừng được nâng lên, đủ khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Read More Add your Comment 0 comments


Bộ Quốc phòng sẵn sàng với công tác chống không tặc, bảo vệ sân bay



Đó là thông tin được đại diện Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam cho biết tại hội nghị triển khai công tác của ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Đó là thông tin được đại diện Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam cho biết tại hội nghị triển khai công tác của ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia đã chủ trì hội nghị.


Lực lượng đặc nhiệm diễn tập chống khủng bố tại sân bay Cần Thơ

Theo đó, năm 2012, Bộ Quốc phòng đã và đang triển khai hàng loạt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong đó coi trọng công tác chống không tặc, bảo vệ các sân bay.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng sẽ tăng cường quản lý tên lửa vác vai, phương tiện bay siêu nhẹ bởi đây là những nguy cơ gây mất an ninh hàng không, đồng thời cũng tăng cường huấn luyện về chống khủng bố.

Dự kiến, năm 2012, một cuộc diễn tập cấp quốc gia, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, cứu hộ cứu nạn… sẽ được tổ chức tại Cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng).

Báo cáo tại hội nghị cũng cho biết, trong tình hình hiện nay đang tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa tới hoạt động hàng không dân dụng.

Trong khi, công tác bảo đảm an ninh hàng không còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.

Từ đó, ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia kiến nghị một số giải pháp trong năm 2012 như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến an ninh hàng không;

lập kế hoạch, triển khai xây dựng hệ thống hàng rào, đường công vụ, hệ thống chiếu sáng, camera an ninh tại các cảng hàng không, sân bay; xây dựng phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng…


Read More Add your Comment 0 comments


Bắc Kinh bất an khi Mỹ và Philippines tập trận



Trong bối cảnh đối đầu trên biển Đông giữa Trung Quốc - Philippines chưa chấm dứt thì việc Manila tuyên bố tập trận Balikatan “không nhằm khuếch trương lực lượng” không thể khiến Bắc Kinh yên tâm.

Gần 7.000 quân, trong đó có 4.500 quân Mỹ và hơn 2.300 binh sỹ Philippines hôm nay bắt đầu hàng loạt các cuộc tập trận kéo dài trong hai tuần lần đầu tiên trên biển Đông ở khu vực quần đảo Luzon và Palawan.


Tập trận Balikatan tăng cường quan hệ quân sự Mỹ - Philippines.

Tín hiệu cho Bắc Kinh?


Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) năm nay giữa Philippines và Mỹ thu hút sự chú ý của cả khu vực khi một vài hoạt động diễn tập được tiến hành ngay tại một số khu vực “nhạy cảm trên biển Đông”, nơi tranh chấp chủ quyền giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc diễn ra quyết liệt. “Mục đích của chúng tôi không nhằm chống lại bất cứ quốc gia cụ thể nào”, người phát ngôn quân đội Philippines, thiếu tá Emmanuel Garcia cho biết, “mục đích của chúng tôi là nhằm bảo vệ an ninh hàng hải và bảo vệ các lợi ích của Philippines”. Abigail Valte, một người phát ngôn Tổng thống Philippines cũng nhấn mạnh, tập trận Balikatan không phải là hành động biểu dương lực lượng nhằm vào Trung Quốc và không liên quan gì tới vụ đối đầu mới nhất giữa tàu hải giám Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough/Huangyan hiện vẫn chưa kết thúc.

Balikatan là tập trận chung lớn nhất giữa Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ và quân đội Philippines. Theo tuyên bố của Manila, Balikatan nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực và nâng cao khả năng lập kế hoạch hợp đồng tác chiến, đối phó khủng hoảng giữa quân đội hai nước. Theo chuyên gia an ninh John Blaxland, ĐH quốc phòng Australia, Balikatan còn là tín hiệu gửi tới Trung Quốc trong bối cảnh Tổng thống Philippines ông Aquino trước đó tuyên bố, nước này không hoan nghênh sự hiện diện trở lại của các căn cứ Mỹ nhưng chào đón sự hiện diện nhiều hơn thông qua tập trận như Balikatan. “Thông điệp đi kèm khẳng định rằng Mỹ nghiêm túc về vai trò tại châu Á và sẽ hỗ trợ cho những đối tác cần”, hãng tin AFP dẫn lời ông Blaxland.

Điểm nóng Scarborough/Huangyan


Trong khi đó, đối đầu Trung Quốc - Philippines tại Scarborough/Huangyan dường như vẫn bế tắc bất chấp các động thái ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm qua cho biết, căng thẳng tranh chấp vẫn tiếp diễn khi ngoài một tàu hải giám Trung Quốc quay trở lại khu vực này thì một trực thăng liên tục quần đảo trên tàu bảo vệ bờ biển của Philippines. Bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc, ông Raul Hernandez cho biết, “chúng tôi muốn họ chấm dứt tất cả các hành động xâm phạm và phải tôn trọng chủ quyền” dù vẫn xem Bắc Kinh là “láng giềng và bạn bè gần gũi cũng như là đối tác ổn định”.

Dự kiến hôm nay hoặc ngày mai, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sẽ đưa tàu BRP EDSA dài khoảng 56 m thay thế BRP Pampanga hiện đang thường trực tại Scarborough/Huangyan. Trước đó, hai bên đều có các động thái được cho là nhằm hạ nhiệt căng thẳng khi Manila rút tàu chiến lớn nhất còn Bắc Kinh đưa 8 tàu cá rời khỏi khu vực tranh chấp này.

Trước khi lên đường thăm Mỹ hôm 15/4, Ngoại trưởng Philippines ông Rosario bày tỏ “đáng tiếc” khi các tàu cá Trung Quốc được phép rời đi mà vẫn mang theo các hải sản quý hiếm vừa đánh bắt như cá mập sống, san hô… Cùng ngày, nhiều nghị sỹ Philippines cho rằng, dù đối đầu nên được giải quyết thông qua đàm phán nhưng “sự cố trên sẽ không phải là cuối cùng” và nước này nên thông báo sự cố tương tự cho Mỹ, ASEAN và LHQ.

Ngày 15/4, bốn tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga gồm tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường Varyag, ba tàu chống tàu ngầm Nguyên soái Shaposhnikov, Đô đốc Panteleyev và Đô đốc Vinogradov cùng máy bay chiến đấu, trực thăng, lính thủy đánh bộ và các tàu hậu cần rời cảng Vladivostok tới Hoàng Hải tham gia tập trận cùng hải quân Trung Quốc. Hơn 20 tàu chiến của Nga và Trung Quốc sẽ tham gia tập trận chung trên biển Hoàng Hải từ ngày 22-27/4. Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ và New Zealand lần đầu tiên 27 năm qua sắp tiến hành cuộc tập trận chung mang tên Alam al-Halfa tại khu vực Palmeston North nước này. Diễn ra từ 26/4 tới 6/5, cuộc tập trận bao gồm khoảng gần 100 binh sỹ Mỹ và 1.500 quân New Zealand.


Read More Add your Comment 0 comments


TQ sốt ruột vì tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ lặng lẽ lặn dưới Biển Đông



“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.


Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.


Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.


Đông Bình (Theo báo Quang Minh)


Read More Add your Comment 0 comments


Hải quân Nhật Bản sẽ biến tàu sân bay Trung Quốc thành “quan tài sắt”



Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.

Tập chí Defense News của Mỹ mới đây dẫn lời một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Nhật Bản, Phó giáo sư Narushige Michishita tiết lộ:

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.

Tàu khu trục Aegis lớp Diamond và tàu ngầm Black Dragon của Hải quân Nhật Bản

Ông Michishita cũng nhấn mạnh, để bảo vệ vùng lãnh hải, không phận và những mối đe dọa thường trực từ phía Nam, quân đội Nhật Bản đã không ngừng tăng cường khả năng giám sát và xây dựng lực lượng không quân, hải quân tinh nhuệ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, Nhật Bản vẫn còn thiếu một sách lược tổng thể.

Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế biển lớn thứ 7 thế giới và hầu hết các nguồn tài nguyên đều được nhập khẩu qua đường biển.

Mặt khác, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường khả năng ngăn chặn trước việc Mỹ có mưu đồ can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan và những ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.

Theo Đề cương Chương trình Quốc phòng quốc gia Nhật Bản (2010), đến năm 2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ biên chế thêm cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển 13 tàu chiến nữa.

Hạm đội tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản

Trong đó có 2 tàu khu trục Aegis, như vậy Nhật Bản sẽ có tổng cộng 6 tàu khu trục Aegis và 3 tàu khu trục khác, cùng 5 tàu ngầm và 26 máy bay trực thăng để tăng cường khả năng tác chiến cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng chống ngầm, bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chi 115 tỷ yên (1,4 tỷ USD) để xây dựng một tàu khu trục chống ngầm thế hệ mới, có khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, có tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và có trọng lượng rẽ nước 19.500 tấn, dùng để thay thế cho tàu khu trục Kurama.

Cùng với đó là dự án có giá trị 54,7 tỷ yên để xây dựng một tàu ngầm hiện đại với hệ thống chống ngư lôi tiên tiến nhất.

Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ cho các tàu khu trục, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch bổ sung thêm 4 máy bay trực thăng SH-60K với giá trị khoảng 22,9 tỷ yên.

Theo chương trình mở rộng quy mô cho Hải quân lần này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống radar để theo dõi khu vực phía nam Okinawa.

Để thành lập các trạm quan sát tại khu vực ven biển phía Tây Nam Yonaguni, Nhật Bản cũng sẽ mua thêm 88 hệ thống tên lửa chống tàu, các máy bay trực thăng vận tải, ngư lôi thông minh và các hệ thống sonar (sóng âm) mới.

Hải quân Nhật Bản sẽ biến tàu sân bay Trung Quốc thành “quan tài sắt”?

Ông Michishita cho biết: “Những hành động này sẽ giúp Nhật Bản đối phó tốt hơn trước sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và duy trì được ưu thế về chất lượng của quân đội mình, đặc biệt là các tàu khu trục Aegis có khả năng chống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm của Trung Quốc”.

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khí đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một chiếc quan tài sắt”. Ông nhấn mạnh thêm.

Chuyên gia Chính trị quốc tế Đại học Kanagawa, Phó giáo sư Ryo Sahashi cho biết, tăng cường sức mạnh quân sự là nhu cầu bảo vệ bờ biển kéo dài của Nhật Bản.

 Để đối phó vói “chủ nghĩa bành trướng” của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải phát triển một chương trình chiến lược tương ứng.


Read More Add your Comment 0 comments


Phải chăng Triều Tiên đã phóng tên lửa thất bại ?



Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok và các quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo lúc 7:39 ngày 13/6 theo giờ địa phương.


Yonhap ngày 13/4 dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo hôm nay.

Ảnh: Tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng được kênh truyền hình YTN (Hàn Quốc) đăng tải.

"Chúng tôi hiện đang theo dõi đường đi của tên lửa" - nguồn tin trên cho biết.

Hiện chính quyền Bình Nhưỡng vẫn chưa tiết lộ thời gian chính xác sẽ tiến hành phóng tên lửa Unha-3 mang vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo, nhưng cho biết nó có thể được phóng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến trưa bất kỳ ngày nào trong khoảng từ ngày 12-16 nếu điều kiện thời tiết cho phép.

Trong ngày 12/4, Triều Tiên đã không phóng tên lửa. Trước đó, các chuyên gia Hàn Quốc dự đoán, Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa trong 14/5, một ngày trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành do ngày 16/4 sẽ có mưa.

Trong khi đó, trong một bản tin cập nhật của Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc  Kim Min-seok và các quan chức Mỹ cho biết, Triều Tiên đã phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo lúc 7:39 ngày 13/6 theo giờ địa phương.

Theo nguồn tin trên, hiện giới chức Mỹ và Hàn Quốc đang theo dõi lộ trình của tên lửa và xem vụ phóng có thành công hay không. 

Reuters cho biết, một nguồn tin từ chính phủ Mỹ đã xác nhận thông tin Triều Tiên đã khởi động tên lửa.

Trong khi đó, BBC dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ và Nhật Bản cho biết, "có tiếng nổ lớn" sau khi tên lửa khởi động" và có thể vụ phóng đã thất bại ngay sau khi tên lửa rời bệ phóng.

Hiện Triều Tiên vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ phóng tên lửa. 

7:00 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội: 

Vào lúc 8:48 theo giờ Seoul ngày 13/4/2012: Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Naoki Tanaka cho biết, tên lửa Unha-3 của Triều Tiên đã rơi xuống đại dương chỉ hơn 1 phút sau khi rời bệ phóng.
Tuyên bố trên của ông Tanaka được đưa ra ngay sau khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng cho biết Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa vào lúc 7:39 sáng nay theo giờ địa phương.

Tên lửa của Triều Tiên không ảnh hưởng tới lãnh thổ Nhật Bản - ông Tanaka nói thêm. 

7:10 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội: 

Yonhap đưa tin cho biết, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seook đã lên tiếng xác nhận thông tin tên lửa Unha-3 đã rời bệ phóng Tongchang-ri lúc 7:39 theo giờ địa phương và cho biết dường như nó đã tách ra thành nhiều mảnh trước khi rơi xuống biển vài phút sau khi rời mặt đất.

Giới chức Hàn Quốc và tình báo Mỹ đều tin rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã thất bại. 

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã triệu tập một cuộc họp gồm các bộ trưởng an ninh vào lúc 9h sáng nay theo giờ Seoul để thảo luận về các biện pháp đối phó với tình hình sau sự kiện trên. 

7:20 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội: 

Tên lửa Unha-3 tại bệ phóng Tongchang-ri.

CNN dẫn nguồn tin từ giới chức Mỹ cho biết, tên lửa của Triều Tiên đã gặp sự cố trong quá trình phân tách ở giai đoạn 3 dẫn tới việc rơi xuống biển. 

Trong khi đó, Telegraph đưa tin cho  biết, Hàn Quốc đã cử ít nhất 2 tàu chiến và máy bay trực thăng tới khu vực được tính toán là nơi tên lửa Unha-3 đã rơi để tìm kiếm các mảnh vỡ có thể cung cấp cho họ những thông tin quý giá về khả năng và sự tiến bộ trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Tuy nhiên, động thái này có thể khiến quân đội Hàn Quốc giáp mặt với quân đội Triều Tiên cũng đang cố gắng tìm kiếm các mảnh vỡ của tên lửa. 

8:43 AM 4/13/2012 giờ Hà Nội:

Theo các hãng tin Reuters, Tân Hoa xã và AFP dẫn nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc ngày 13/4 cho biết mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên đã rơi xuống ngoài khơi cách thành phố Kunsan bên bờ biển phía Tây Hàn Quốc từ 190 đến 210km. 

Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản thì đưa tin tên lửa của Triều Tiên đã bay đến độ cao 120km trước khi vỡ thành bốn mảnh và rơi xuống Hoàng Hải.


Read More Add your Comment 0 comments


Tên lửa Nga 'băm nát' đối phương trong cuộc chiến giả định



Trong cuộc chiến mô phỏng, các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga chế tạo đã giành chiến thắng áp đảo, đánh tơi bời lực lượng không quân - hải quân đối phương.

Kịch bản cuộc chiến mở đầu từ không gian thành phố ven biển với hoạt động thường ngày diễn ra bình thường như những ngày khác, ở các khu bến cảng hoạt động bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp.

Nhưng tất cả đâu biết rằng, ở hòn đảo đối diện, một kế hoạch tiến công tổng lực đang âm thầm diễn ra nhắm vào nước Nga. Tại một sân bay, hàng chục chiếc tiêm kích F-5 đang cất cánh và trên cảng biến, các tàu chiến lớn nhỏ “vũ trang tận răng” chuẩn bị ra khơi. Những tàu chiến này được làm giống với các chiến hạm của Mỹ.

Lệnh tấn công phát ra, các chiến hạm địch lần lượt nối đuôi nhau rời căn cứ chia hai hướng tiến công thành phố ven biển kia. Bí mật, bất ngờ, tiếp cận, áp sát, hạm đội tàu chiến đối phương đã tiến vào gần sát bờ biển.

Nhưng không may cho kẻ địch, một máy bay tuần thám biển Il-38 đang thực hiện chuyến bay tuần tra thường kì. “Mắt thần” giám sát biển của Il-38 nhanh chóng phát hiện ra hạm đội tàu địch đang xâm phạm lãnh hải.

Phi hành đoàn Il-38 lập tức báo động tới các đơn vị hải quân, không quân, lữ đoàn tên lửa bảo vệ bờ biển nhanh chóng triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu.

Máy bay tuần tra, trinh sát, chống ngầm Il-38 của Không quân Hải quân Nga.

Trên biển, tàu sân bay Kuznetsov nhận được cảnh báo hành động xâm phạm nguy hiểm từ đối phương. Phi đội tiêm kích hạm MIG-29K trang bị tên lửa không đối hạm Kh-31P, Kh-35E… và tên lửa không đối không R-73, RVV-AE cất cánh đánh chặn địch (>> chi tiết).

Ở cảng quân sự, hạm đội tàu tên lửa 1241.8 nối đuôi nhau rời cảng và trên đất liền, tổ hợp tên lửa bờ Bal (>> chi tiết) sẵn sàng triển khai “hỏa đồ trận” nghênh tiếp địch.

Băm nát đối phương trên biển


Phát hiện kẻ địch trước, radar điều khiển hỏa lực trên Il-38 khóa mục tiêu, sĩ quan điều khiển vũ khí ấn nút phóng tên lửa Kh-35E, quả tên lửa bay nhanh với trần bay rất thấp đánh trúng giữa thân tàu địch.

“Phát Kh-35E” như phát súng lệnh phát động cuộc tấn công, trên trời phi đội tiêm kích MiG-29K đặt hạm đội tàu địch vào vòng ngắm. Các phi công lần lượt ấn nút, những quả tên lửa Kh-31A “Mini Moskit”, Kh-35E, Kh-59MK lao vun vút vào những chiến hạm khổng lồ đối phương.

Không chịu thua kém những “cánh chim”, trên biển hạm đội tàu tên lửa 1241.8 đã bắt được mục tiêu, sĩ quan điều khiển ấn nút, những quả tên lửa 3M24E lao vút trên cao rồi hạ thấp trần bay áp sát đánh vào tàu địch (>> chi tiết). Bên cạnh đó, đơn vị tàu tên lửa 1241.1M trang bị tên lửa P-270 Moskit cũng diệt gọn những chiếc còn lại.

Bị những đòn tấn công chớp nhoáng, hướng tiến công thứ nhất của địch hoàn toàn bị bẻ gãy. Ở hướng còn lại, chiến hạm địch có lẽ đã biết “đồng đội” của mình bị đánh tan nát. Vì vậy, chúng quyết định tấn công trước, hàng loạt tên lửa cùng lúc phóng về hạm đội tàu chiến Nga.

Phát hiện mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ của tàu 1241.8 kích hoạt đã kịp thời đánh chặn được đạn tên lửa địch. Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gorshkov đáp trả kẻ thù bằng một quả ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval E (>> chi tiết).

Bấy giờ, lữ đoàn tên lửa bờ Bal-E mới tham chiến, xe đài điều khiển triển khai radar sục sạo bắt mục tiêu. Sau đó, xe mang bệ giá phóng bắt đầu bắn tên lửa đối hạm 3M24E và đương nhiên tất cả đều trúng đích.

Hạm đội địch hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng chúng vẫn chưa chịu rút lui. Dưới lòng biển, tàu ngầm địch phóng ngư lôi vào chiến hạm Nga nhưng đã bị hệ thống chống ngư lôi đánh chặn.

Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 cất cánh tham gia trận chiến, sau khi phát hiện mục tiêu. Chiếc trực thăng mở cửa khoang vũ khí, phóng ngư lôi hạng nhẹ APR-3E nhấn chìm tàu ngầm đối phương.

Vậy là toàn bộ các hướng tiến công trên biển của hạm đội địch đều đã bị xóa sổ, nhưng trận chiến đường không giờ mới bắt đầu (phút 7,54).

Su – MiG hạ đo ván F


Trên không, phi đội tiêm kích F-5 địch đang tiến vào áp sát không phân đảo Nga. Phi đội MiG-29K đã phát hiện ra mục tiêu, tuy vậy phải đối phó với lực lượng đông đảo. Phi đội trưởng MiG-29K đã liên lạc với sở chỉ huy điều động thêm máy bay.

Các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 lập tức được lệnh cất cánh hỗ trợ đơn vị bạn đánh chặn tiêu diệt máy bay địch. Những chiếc Su-30 vũ trang tên lửa không đối không RVV-AE, R-73 và tên lửa không đối hạm/đối đất Kh-59ME, Kh-29TE.

Phi đội địch phát hiện ra máy bay đánh chặn liền phóng tên lửa định tiêu diệt, các phi công tiêm kích Nga lập tức sử dụng biên pháp đối phó gây nhiễu. Thoát được những con “rắn đuôi chuông” AIM-9, MiG-29K “trả lại” bằng một quả R-27EA1 và chiếc F-5 không thể nào thoát kịp.

Sau đó, tới lượt màn trình diễn xuất sắc của tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, R-73 từ những chiếc Su-30. Đối phó với một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, toàn bộ F-5 bị tiêu diệt sạch.

Một chiếc F-5E đã lọt được “lưới” MiG-29 và Su-30 vào không kích cơ sở quân sự của Nga. Nhưng, đài radar cảnh giới trên đảo đã kịp phát hiện, tiêm kích đánh chặn MiG-31 (>> chi tiết) cất cánh. Một quả tên lửa đối không tầm xa R-33E từ chiếc MiG-31 đã không cho “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5E bất kỳ một cơ hội nào vào đất liền.

Hành động đáp trả


Trả đũa cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn đó, phi đội Su-30 được lệnh tiến công sào huyệt quân địch với ba mục tiêu chính: cảng quân sự, cầu và sân bay.

Để vào đánh các mục tiêu, phi đội Su-30 cần phải tổ chức tấn công tiêu diệt radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ đảo.

Bằng quả tên lửa “săn mắt thần” Kh-31A, Su-30 đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới bố trí ở cảng biển. Tiếp đó, một chiếc Su-30 khác phóng tên lửa chống radar Kh-58E tiêu diệt radar điều khiển của tổ hợp tên lửa phòng không đối phương (>> chi tiết).

Su-30 phóng tên lửa không đối đất Kh-29.

Toàn bộ hệ thống phòng vệ đối phương đã bị dọn sạch, mở toang cánh cửa cho Su-30 thoải mái tiến vào diệt tàu địch ngay tại cảng. Phi đội Su-30 đồng loạt phóng tên lửa Kh-59ME đánh chìm toàn bộ chiến hạm địch, phá tan hoang căn cứ đối phương.

Hoàn thành mục tiêu thứ nhất, phi đội Sukhoi tiến tới mục tiêu thứ hai, một chiếc Su-30 bắn tên lửa không đối đất Kh-29TE đánh sập chiếc cầu.

Cuối cùng, chốt hạ cho cuộc chiến, phi đội Su-30 thả những quả bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR san phẳng căn cứ địch, hoàn tất chiến dịch đáp trả.

Những chiếc Su-30 cùng đơn vị tàu chiến đấu làm lễ duyệt binh chiến thắng vang dội, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn.


Các loại tên lửa, bom, ngư lôi do Nga sản xuất hoàn toàn đánh bại đối phương trên mọi mặt trận.


Vẫn còn “sạn”


Thực tế, đây là kịch bản cuộc chiến giả tưởng của Tập đoàn vũ khí chiến thuật (KTRV) nhằm quảng bá cho các thiết kế của mình. Vì vậy, không lạ khi trong đoạn clip PR mạnh cho vũ khí Nga, thậm chí những người làm clip còn không cho đối phương đánh chìm hay bắn hạ bất kỳ một tàu chiến – máy bay nào của Nga.

Dù là quảng cáo, nhưng đoạn clip vẫn còn “sạn” kỹ thuật, ví dụ như việc không quân địch ít kiểu loại, chỉ gồm tiêm kích F-5E cổ lổ sĩ mà không phải là máy bay hiện đại hơn (F-15, F-16, F-18 hay Dassault Rafale, EF 2000).

Và sự xuất hiện “kỳ lạ” của ngư lôi VA-111 trên tàu hộ vệ tên lửa Gorshkov. Loại tàu này trang bị máy phóng cỡ 324mm trong khi VA-111 lại có cỡ 533mm. Hoặc tàu ngầm địch trong đoạn clip tương tự kiểu dáng tàu ngầm Kilo của Nga.

Tuy nhiên, dẫu sao đây là đoạn quảng cáo nhắm tới sản phẩm tên lửa đối không, đối hạm, đối đất của KTRV nên những “sạn” này có thể tạm bỏ qua.


Read More Add your Comment 0 comments


Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông (P2)?



Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.

-> Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông (P1)?

Ầm thầm chuẩn bị tấn công bất thình lình?

Theo các báo cáo thăm dò và khảo sát của phương Tây và các quốc gia trong khu vực, Tây Thái Bình Dương chứa trữ lượng dầu và khí đốt vô tận. Trữ lượng tài nguyên ở khu vực này, trong các báo cáo thăm dò của Trung Quốc thậm chí, luôn cao hơn bất cứ báo cáo nào khác. Do đó, Bắc Kinh cho rằng nếu có thể kiểm soát được khu vực này, họ sẽ không phải đau đầu bận tâm về việc làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm năng lượng của nền kinh tế, và do đó, vấn đề an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo. Theo ước tính của Trung Quốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Tây Thái Bình Dương có thể đủ cho Trung Quốc “dùng xả láng” trong hơn 60 năm.

Với khoản tiền “khủng” theo các tuyên bố chính thức là 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2012 (nhiều nhà phân tích khẳng định con số thực còn cao hơn rất nhiều), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực gia tăng sức mạnh và các khả năng cần thiết để các yêu sách liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc được đảm bảo và được tôn trọng.


Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC.

Các thành tựu đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc được thể hiện thông qua các tên lửa đạn đạo chống hạm mới – có khả năng buộc Mỹ phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định đưa lực lượng vào giải cứu các đồng minh trong khu vực trong trường hợp một cuộc chiến giữa Trung Quốc và họ bùng lên.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không tiếc tiền của đầu tư mở rộng kho máy bay chiến thuật mặt đất và các tên lửa hành trình có cánh đối hạm chưa kể lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân cũng được chú trọng phát triển.

Không thể không kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng tàu khu trục hải quân tàu đổ bộ mới cũng như các trực thăng mẫu hạm có khả năng chở hàng nghìn hải quân Trung Quốc nhanh chóng đổ bộ tới các hòn đảo tranh chấp.

Không dừng lại ở đó, nếu không có gì thay đổi, tháng 8 năm nay, Bắc Kinh sẽ đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang vào hoạt động – gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Trong khi đó, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.

Đáng chú ý, đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Từ những dấu hiệu trên, hàng loạt các chuyên gia trong một bài phỏng vấn với Asia Times nhấn mạnh rằng tương lai, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công quân sự giới hạn.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines và Việt Nam.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.

Ông Tsang cảnh báo, tấn công Việt Nam hoặc Philippines sẽ đẩy các quốc gia ASEAN đến chỗ phải tìm đến Mỹ cầu viện.

Tuy nhiên, ông Tsang nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu bất chấp các cuộc chiến ngôn từ gần đây với Trung Quốc sau vụ một quan chức Viện Hải Dương học nước này tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo chắc chắn là một phần lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc tính chuyện triển khai hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc là quá nguy hiểm và không được bất cứ ai khoan dung. Mỹ có vai trò rất lớn ở đây và sẽ ngay lập tức gây áp lực lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ra một lệnh ngừng bắn”, ông Tsang tuyên bố thêm.

Trong khi đó, James Holmes, một Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi các cuộc tấn công bất thình lình và quy mô nhỏ của Trung Quốc.


Read More Add your Comment 0 comments


Su-35S thực sự mạnh?



Trong tuyên bố mới, Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A".

Thông cáo báo chí của Sukhoi đưa ra nhân dịp chuyến bay thứ 500 của Su-35S. Trong đó có đoạn: “Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A”. Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu đang có trong trang bị của Không quân Nga.

Theo đó, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 Km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 Km/h. Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 Km, còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80Km.

Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng sự vượt trội của Su-35S ở khả năng cơ động linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, tính điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

Lời khẳng định không rõ ràng?


Một mặt, có thể vui mừng vì công nghiệp hàng không Nga có thể sản xuất ra những máy bay “hạng nhất”. Mặt khác thì tuyên bố của Sukhoi đặt ra nhiều câu hỏi.

Thứ nhất, không rõ vì sao máy bay triển vọng của Mỹ F-35 Lightning II mà quá trình nghiên cứu chế tạo sẽ hoàn tất vào 2016-2018 lại được quy về máy bay được cải tiến?

Vì chiếc máy bay này được chế tạo không phải trên cơ sở máy bay tiêm kích sẵn có, mà thực tế là từ con số không, tuy có sử dụng kinh nghiệm có được khi nghiên cứu chế tạo F-22 Raptor.


Sukhoi phải chăng đã "lỡ mồm" PR mạnh cho Su-35.

Thứ hai, Sukhoi đã không chỉ rõ, những dữ liệu nào về máy bay của nước ngoài đã được sử dụng để so sánh tính năng.

Nếu như về F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và Super Hornet các tính năng cơ bản từ lâu đã được công khai và được biết đến, thì F-35 và F-22 hiện không rõ ràng. Đặc biệt về F-22, chiếc máy bay thậm chí bị cấm xuất khẩu vì lo ngại rò rỉ các công nghệ bí mật.

Thứ ba, trong thông cáo báo chí của Sukhoi không chỉ rõ, cụm từ “các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay“ có nghĩa là gì. Nghĩa là hiện nay Su-35 chưa vượt qua các máy bay tương tự của nước ngoài và sẽ có thể vượt qua chúng chỉ sau khi được hiện đại hoá? Hoặc điều đó có nghĩa, việc thử nghiệm máy bay vẫn chưa kết thúc và các nhà nghiên cứu chế tạo vẫn còn chưa hình dung được đầy đủ chiếc máy bay này có thể làm được những gì?

Và cuối cùng, không rõ làm thế nào để có thể so sánh các máy bay chiến đấu các loại khác nhau: Su-35S hạng nặng và F-16 và F/A-18 hạng nhẹ.

Ai cũng đánh bại được F-22? 


Theo phân loại máy bay chiến đấu các máy bay tiêm kích hạng nhẹ gồm những chiếc có khối lượng cất cánh từ 10 - 17 tấn, hạng trung từ 17-25 tấn và hạng nặng hơn 25 tấn.

Gần đây nhiều chuyên gia đã gộp hai loại máy bay tiêm kích hạng trung và hạng nặng làm một, chúng thực chất không khác nhau cả về thông số kỹ thuật, cả về các loại nhiệm vụ có thể thực hiện.

Năm 2009, trang Ausairpower đã công bố công khai bảng "Sự phù hợp của các máy bay tiêm kích hiện đại" đối với các tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo bảng này, máy bay tiêm kích Sukhoi T-50 đạt điểm cao nhất (+5), hơn máy bay Mỹ F-22 ba điểm. Su-35S được +2 điểm; bằng F-22. Máy bay tiêm kích triển vọng F-35 nhận điểm thấp nhất (-8).

Việc so sánh đã được thực hiện căn cứ vào sự phù hợp với 14 yêu cầu đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, gồm tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ bộc lộ thấp, độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng sử dụng vũ khí khi có tốc độ vượt âm.


Không hẳn Sukhoi mới PR mạnh, bản thân các máy bay Châu Âu như Rafale - EF2000 cũng tự đánh giá rằng có đủ khả năng đối chọi F-22.

Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì máy bay bị – 1 điểm, nếu đáp ứng tốt thì được 0 điểm, còn nếu vượt yêu cầu thì được + 1 điểm. Nếu Sukhoi cũng lập một bảng như vậy thì có thể thấy rõ và dễ hiểu hơn đối với “người trần mắt thịt”.

Năm 2010 tập đoàn Eurofighter đã lập một bảng như vậy khi cố gắng chứng minh ưu thế của Typhoon so với máy bay tiêm kích F-35. Hãng này đã lấy các yêu cầu cơ bản đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, được Lockheed Martin Mỹ (hãng sản xuất F-22 và nghiên cứu chế tạo F-35) đưa ra đầu những năm 2000 làm cơ sở để lập và so sánh tính năng.

Các tiêu chí là độ bộc lộ thấp, tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ cơ động linh hoạt siêu hạng, độ tập trung mạng và 5 tính năng nữa. F-22, theo số liệu của Eurofighter, đáp ứng 8/9 yêu cầu, F-35 chỉ được 3, còn Typhoon là 8. Vậy, nói theo cách của Sukhoi, Typhoon ưu việt hơn nhiều máy bay tương tự của nước ngoài và có thể “đối đầu máy bay F-22A”.

Các hãng Dassault của Pháp và  Boeing của Mỹ trước đây đã công bố những báo cáo tương tự. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các báo cáo này đều nói về ưu thế của Rafale và F/A-18 so với đối thủ và so với các “máy bay tương tự của nước ngoài”.

Phải coi tất cả những tuyên bố tương tự chỉ như những bước đi khôn khéo và không thương mại cho lắm, những bước mà trong tương lai phải cho phép bán trang bị kỹ thuật không quân thành công hơn.

Ý đồ của Sukhoi


Ngày 28/3/2012 Phó Giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin tuyên bố: "Su-35S có thể quay trở lại tham gia đấu thầu FX-2 ở Brazil để bán 36 máy bay chiến đấu và chuyển giao giấy phép để lắp ráp 84 máy bay nữa".

Brazil đã công bố gói thầu FX-2 để mua các máy bay tiêm kích mới năm 2008. Máy bay Su-35S của Nga đã bị loại ngay từ giai đoạn đầu, và đến nay F/A-18 của Mỹ, Saab Gripen NG của Thuỵ Điển và Rafale của Pháp còn tham gia đấu thầu.

Vậy tuyên bố của Sukhoi về tính ưu việt của Su-35S thể hiện rõ ý đồ chuẩn bị cơ sở để bắt đầu bán máy bay mới này ra thế giới, chiếc máy bay được cho là sẽ thay thế Su-27.

Cuối cùng, không nên quên rằng bất kỳ trang bị kỹ thuật quân sự nào cũng được nghiên cứu chế tạo để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng chủ yếu – giới quân nhân.

Họ, về phần mình, đưa ra các yêu cầu đối với trang bị kỹ thuật sao cho phù hợp với những nhiệm vụ mà trang bị đó phải thực hiện và với chiến lược quân sự.

Ví dụ, F-22, về bản chất từng là tiếng vọng của chiến tranh lạnh, là máy bay tốt nhất trong loại của nó khó bị phát hiện, nhanh, cơ động linh hoạt siêu hạng, được trang bị tổ hợp vũ khí và thiết bị tiên tiến.


Mục đích của Sukhoi thực sự muốn đưa Su-35S ra thị trường thế giới, trước nhất là trở lại gói thầu của Brazil.

Năm tháng qua đi, học thuyết quân sự của Mỹ đã có thay đổi và hoá ra, Raptor không phải là tốt nhất: nó không thể liên lạc với các máy bay khác, việc sử dụng nó để đánh mục tiêu trên mặt đất rất hạn chế, mà danh mục vũ khí thì quá hẹp đến mức tệ hại. Bây giờ, Lầu Năm Góc chi hàng tỷ USD để hiện đại hoá chiếc máy bay chưa bao giờ tham chiến này.

Tính đến học thuyết hiện nay của Bộ Quốc phòng Nga, Su-35S thật sự là một trong những máy bay tốt nhất cho Không quân. Là một trong số vì không nên xem xét nó đơn lẻ – nó đứng trong đội ngũ cùng với các máy bay chiến đấu khác:

Su-27 đã được cải tiến nâng cấp, Su-30 mới và T-50. Và Su-35 sẽ giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra trong sự phối hợp với các máy bay tiêm kích khác của Không quân Nga.

Đồng minh Mỹ đánh giá cao

Tuy vậy, tiềm năng của máy bay tiêm kích Nga đã được đánh giá cao ở nước ngoài.

Cụ thể, đầu tháng 2/2012 ở Australia đã có cuộc họp của Uỷ ban hợp nhất về ngoại giao, vũ trang và thương mại (JSCFADT) mà mục đích là đánh giá sự cần thiết phải mua F-35 cho Không quân Australia.

Các đại diện của cơ quan phân tích trang Ausairpower và hãng RepSim chuyên đưa ra những việc mô phỏng đã phát biểu tại cuộc họp này. Cả hai tổ chức này đều tuyên bố F-35 là “máy bay sai lầm”, không nên mua máy bay này.

Những người tham dự cuộc họp đã khẳng định phát biểu của mình bằng kết quả trận không chiến mô phỏng do RepSim chuẩn bị. Trong trận không chiến “diễn ra gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018”, có 240 máy bay tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S.

Theo số liệu của RepSim, các máy bay Nga đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng trong số 240 F-35 chỉ có 30 chiếc “sống sót”.

Họ cũng mô phỏng không chiến giữa 240 F-22 và Su-35S và giữa F/A-18 E/F và Su-35. Trong trận mô phỏng thứ nhất có 139 F-22 và 33 Su-35S còn nguyên vẹn, trong trận mô phỏng thứ hai toàn bộ Super Hornet bị bắn hạ.


Read More Add your Comment 0 comments


Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông (P1)?



Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.
Lùi một bước để tiến ba bước?

Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.

Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.


Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.

Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.

Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan  trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.

Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.

Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.


Read More Add your Comment 0 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved