Bài viết mới nhất
Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam
Tên lửa hành trình Kh-35E Uran là vũ khí chống hạm chủ lực trên các chiến hạm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tên lửa hành trình Kh-35E Uran được Nga phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 2000, nhằm thay thế cho các tên lửa P-15 Termit đã cũ.
Kh-35E Uran được thiết kế phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, gồm: tàu chiến, máy bay và từ bệ phóng mặt đất (tổ hợp tên lửa bờ Bal-E). Tên lửa có khả năng tấn công tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước tới 5.000 tấn, tàu hậu cần, tàu vận tải đổ bộ…
Tên lửa có chiều dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, khối lượng đầu đạn xuyên – nổ phân mảnh nặng 145kg, khối lượng phóng 630kg.
Tên lửa lắp hai động cơ: động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ, khi đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy chính sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn 130km.
Về hệ thống dẫn đường, ở pha giữa tên lửa bay với hệ thống định vị quán tính (INS), pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (tầm dẫn 20km).
Mô phỏng tên lửa đối hạm Uran diệt chiến hạm địch. Nguồn: Ria Novosti
Nhìn chung, Kh-35E Uran có đặc điểm nổi trội hơn so với thế hệ tên lửa cùng loại về kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.
Nhờ đó, người ta có thể tăng thêm số lượng đạn tên lửa trên tàu chiến (8-16 quả) mà không cần tăng kích thước hay lượng giãn của tàu mang.
Điển hình, tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 của Việt Nam có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng có thể mang tới 16 tên lửa Kh-35E.
Kh-35E có quỹ đạo bay cách mặt biển rất thấp (từ 10-15m), diện tích phản xạ radar nhỏ nên tên lửa có khả năng sống sót cao trước hệ thống phòng không đối phương.
Hiện nay, trong biên chế Hải quân Việt Nam có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả).
Mới đây, theo hãng tin Ria Novosit, Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran
Tên lửa hành trình Kh-35E Uran được Nga phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 2000, nhằm thay thế cho các tên lửa P-15 Termit đã cũ.
Kh-35E Uran được thiết kế phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, gồm: tàu chiến, máy bay và từ bệ phóng mặt đất (tổ hợp tên lửa bờ Bal-E). Tên lửa có khả năng tấn công tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước tới 5.000 tấn, tàu hậu cần, tàu vận tải đổ bộ…
Tên lửa có chiều dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, khối lượng đầu đạn xuyên – nổ phân mảnh nặng 145kg, khối lượng phóng 630kg.
Tên lửa lắp hai động cơ: động cơ rocket đưa tên lửa rời bệ, khi đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy chính sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn 130km.
Về hệ thống dẫn đường, ở pha giữa tên lửa bay với hệ thống định vị quán tính (INS), pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (tầm dẫn 20km).
Mô phỏng tên lửa đối hạm Uran diệt chiến hạm địch. Nguồn: Ria Novosti
Nhìn chung, Kh-35E Uran có đặc điểm nổi trội hơn so với thế hệ tên lửa cùng loại về kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.
Nhờ đó, người ta có thể tăng thêm số lượng đạn tên lửa trên tàu chiến (8-16 quả) mà không cần tăng kích thước hay lượng giãn của tàu mang.
Điển hình, tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 của Việt Nam có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng có thể mang tới 16 tên lửa Kh-35E.
Kh-35E có quỹ đạo bay cách mặt biển rất thấp (từ 10-15m), diện tích phản xạ radar nhỏ nên tên lửa có khả năng sống sót cao trước hệ thống phòng không đối phương.
Hiện nay, trong biên chế Hải quân Việt Nam có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả).
Mới đây, theo hãng tin Ria Novosit, Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran
Tags: Tin Quốc Phòng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Share your views...
0 Respones to "Sức mạnh tên lửa hành trình Kh-35E Uran Việt Nam"
Đăng nhận xét