Bài viết mới nhất

"Bố già" Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch



Báo Người cao tuổi số 108 (1113) ra ngày 8-9-2012 có bài “Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân...

Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo Người cao tuổi mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này…

>>> Bà Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo "âm mưu bẩn thỉu phá hoại đất nước"

Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm có thể quy thành các dạng sau:

Mua bất động sản không công chứng, giá trên trời?

Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và những người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có sáu khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất 1.348,368 tỉ đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng, gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm, Ủy viên Thường trực HĐQT Navibank) 273,694 tỉ đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em gái ông Tâm) 102 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh 609,027 tỉ đồng. Thanh toán hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho bà Phạm Thị Lê 283,241 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kĩ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP 72,732 tỉ đồng (ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo Công văn số 03/2008/NQ-HĐQT 43,673 tỉ đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.


Tòa nhà 14 Ngô Lê Cát, Phường 7, Quận 3 (Trụ sở Chi nhánh của bà Nguyễn Thị Kim Thanh vợ Đặng Thành Tâm) Ảnh: Quang Sơn

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lí như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn một năm với số tiền lớn (1.348,368 tỉ đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp HĐQT. Tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch. Nghị quyết họp HĐQT ngày 6-7-2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát làm trụ sở chi nhánh… với giá 22,5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang Mua và Bán, Siêu thị đất Sài Gòn tại khu vực trên, giá bán cao nhất từ 280 - 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7,32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 4-7-2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, trong khu vực này giá BĐS cao nhất khoảng 5,8 lượng vàng SJC/m2. Qua xác minh tại một số địa chỉ này xác định: Số 26 Mai Thị Lựu hiện là trụ sở của CTCP Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, Giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 4-12-2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn (đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga, ông Đặng Thành Tâm; Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo Hợp đồng số 0998 và 0999 tại Văn phòng Công chứng Bến Thành).

Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lí mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.

Mua trái phiếu dùng vào việc đầu tư sai mục đích?

Đợt phát hành 400.000 trái phiếu tổng trị giá 400 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu đô thị Cát Lái, Quận 2, TP Hồ Chí Minh do CTCP Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 8-7-2009 đến 8-7-2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu đô thị Cát Lái trị giá 2.019 tỉ đồng. CTCP Xây dựng Sài Gòn do bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em ông Đặng Thành Tâm, vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ) làm Chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP Xây dựng Sài Gòn có chữ kí của 7/7 thành viên; ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ kí quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết để mua trái phiếu CTCP Xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lí: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng kí giao dịch. Đến ngày 29-2-2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP Xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan được sử dụng như sau: Ngày 8-7-2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn 400 tỉ đồng. Cùng ngày, CTCP Xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 12 tỉ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 9-7-2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 148 tỉ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10-7-2009, chuyển tiền cho vay, 100 tỉ đồng, phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092) chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm 100 tỉ đồng.

Đợt phát hành 3.000.000 trái phiếu tổng trị giá 300 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 9/2009 - 12/2009 đến 9/2014 - 12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: Cuối kì, trả lãi: hằng năm. Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc Dự án Tân Phú Trung trị giá 833 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011 tổng chi phí đầu tư vào Dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này được Công ty CPTM Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu chuyển tiền mua trái phiếu, rút một phần gốc, trả lãi Quỹ đầu tư phát triển, trả nợ gốc và lãi cho Navibank từ ngày 12-10-2009 đến 9-7-2010 khoảng 20 đợt với tổng số 523,89 tỉ đồng.

Đợt phát hành 10.000.000 trái phiếu tổng trị giá 1.000 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kì hạn 5 năm (từ 31 - 12 - 2009 đến 31 - 12 - 2014) lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi: hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỉ đồng

Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng do ông Đặng Nhứt làm Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên. Ông Đặng Thành Tâm là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30-12-2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có đủ chữ kí của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm). Đến ngày 7-3-2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 441 tỉ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu 233 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 1-1-2009 đến 31-12-2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu (1.000 tỉ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29-2-2012 (208 tỉ đồng) Công ty đã dùng một phần tiền sai mục đích.


Read More Add your Comment 0 comments


Quan Làm Báo "lên đỉnh" nhờ TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo xử hàng loạt blog phản động



Sau khi được VTV1 PR miễn phí trên kênh truyền hình quốc gia được tiếp sóng trực tiếp hàng chục đài địa phương vào giờ vàng; chỉ trong một đêm view 'Quan Làm Báo' tăng hơn 1 triệu lượt.



Theo TapVietBao kiểm tra thứ hạng website của QuanLamBao trên Alexa hiện dứng thứ 109 về website đông người xem nhất tại VN trong khi đó báo Nhân Dân đứng thứ 1.497. Thử hỏi làm sao mà thủ tướng không quyết liệt chặn cho được! Mà dân mình cứ cái thói cái gì cấm thì quyết xem cho bằng được :D.



Hiện tại rất nhiều site thân Thủ tướng hoặc đại loại như thế đều đồng loạt đăng tin "dập" Quan Lam Bao tơi tả, theo như xem xét ban đầu chỉ là các tin về công văn chính thức, chưa thấy tin phản biện mà chắc cũng sớm muộn thôi, chúng ta hãy chờ xem các "con sóng" tin tức mới sau các vụ bắt bớ gần đây.

Một số nguồn site thân TT NTD:
“Quan làm báo” đã sai sự thật như thế nào?
Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo xử lý Quan / Dân Làm Báo

Ban Biên Tập TVB


Read More Add your Comment 0 comments


Bẻ cong ngòi bút che khuất lòng yêu nước



Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK. Tệ hại hơn sự hèn kèm, nhu nhựơc và có dấu hiệu phản quốc này của lũ ngưòi mạt hạng lại khốn nạn hơn khi rắp tâm truyền sự đốn mạt, vong quốc nô này cho thế hệ tương lai của chúng ta. Những cháu bé đang chập chững vào đời.

Tác giả bài báo đó là ông Trần Cao Duyên. Dưới đầu đề “bài học nửa vời” ông TC Duyên cho biết Ở trang 4, 5 của SGK tiếng Việt 3 tập 2 dậy cho các cháu học sinh lớp ba trong bài tập đọc Hai Bà Trưng kể về chiến công vĩ đại của hai vị nữ anh hùng dân tộc nhưng các tác giả của loại sách khuôn vàng thước ngọc này lại không dám nhắc đến kẻ thù , giặc ngoại xâm đã xâm chíếm nứơc ta, gây ra bao thảm hoạ đối với dân Việt Nam dạo đó.

Thậm chí ngay đến chữ phương Bắc để ám chỉ kẻ thù tàn ác dã man đó cũng không được nêu lên. Bài tập đọc chỉ loanh quanh nói mù mờ” kẻ xâm lựơc, quân thù, giặc ngoại xâm” chung chung. Ở thế hệ tôi những ngưòi đã ngoài 60 thì bất kể ai cũng thuộc nằm lòng tên kẻ thù đã đại bại trứơc hai vị nữ anh Hùng. Đó là quân Đông Hán. Rồi tranh Đông Hồ mỗi dịp tết về luôn luôn có hình ảnh Hai Bà trên mình voi chiến “lộng lẫy chiến bào”, còn bọn Đông Hán mặt mũi xanh lét bị dày xéo dưới chân voi. Vậy mà các vị làm SGK ..Chao ôi. Tôi thiết nghĩ , các nhà soạn SGK là những nhà sư phạm không đến nỗi nào lại soạn ra một thứ giáo trình thiếu khoa học, thiếu tư duy biện chứng và đi ngựơc lại sự thật lịch sử hiển nhiên đến vậy. Họ chắc cũng ít nhiều có lòng yêu nước, và cũng thuộc lịch sử Việt nam nhưng chắc vì một mệnh lệnh, một chỉ thị nào có quyền hành lắm nên họ đành phải ngiến răng mà chấp hành để làm mù mờ một trang sử vẻ vang của dân tộc, để tạo ra những trang giáo khoa dậy trẻ một cách thiếu khoa học và đạo lý đến vậy.

Trần Ích Tắc và Trần Kiện
chạy theo Thoát Hoan lên biên giới
Thứ cấp bậc đủ sức chỉ đạo để những ngưòi làm SGK phải bẻ cong ngòi bút, để che khuất lòng yêu nước làm công việc nửa vời đầy hèn nhát như vậy chắc phải cỡ to lắm, có quyền lực lắm. Tôi chợt dùng mình, nếu đúng như  bài báo viết và suy nghĩ của tôi thì những điều bán tín bán nghi về một bọn Trần Ich Tắc hiện đại đang leo cao làm băng hoại, ngăn cản lòng yêu nứoc ở Việt nam ta là có thật, và đang tác yêu tác quái trong mọi lĩnh vực.

Lại nữa. Trước sự bất bình dữ dội của lòng yêu nước mà bài báo vô tình khơi dậy , thì GS Nguyễn Minh Thuyết – Không biết có phải là ngài GS đã từng nổi tiếng là vị đại biểu quốc hội chuyên phê phán lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đang phá hoại nền kinh tế nứơc ta lại lên tiếng. Thật đáng tiếc nếu đúng là vị GS đáng kính đó thì từ vị trí của một trong những vị soạn SGK lại tung ra những lý lẽ lúng túng thiếu khoa học, thiếu cơ sở để loanh quanh bào chữ cho việc không đưa đích danh, không chỉ mặt kẻ thù trong bài viết về Hai Bà Trưng là đúng. Tôi chợt nghĩ đến những bài phát biểu hùng hồn phê phán về lợi ích ngành, lợi ích nhóm ,lợi ích cục bộ ..Chả nhẽ vì lợi ích của nhóm người soạn SGK đang tuân thủ sự chỉ đạo nào đó mà GS Thuyết đã làm một việc bào chữa vô lối cho một sự hèn hạ khi không dám nói tên kẻ thù trong một chiến công hiển hách của cha ông chúng ta sao. Đúng là nanh vuốt Trần Ích Tắc hiện đại đã bộc lộ sức mạnh đen tối đang khuynh đảo đến giới trí thức của ta rồi. Buồn thay, đáng sợ thay.

theo trannhuong


Read More Add your Comment 0 comments


Ông Nguyễn Đắc Vinh là ai?



Với 100% số phiếu bầu, ông Nguyễn Đắc Vinh trúng cử Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, thay anh Võ Văn Thưởng chuyển công tác làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.



Ngày 5/10, hội nghị ban chấp hành trung ương Đoàn lần thứ 11, khóa 9 khai mạc tại Hà Nội. Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa đã đến dự.

Tại hội nghị, các đại biểu bỏ phiếu bầu Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay anh Võ Văn Thưởng (đã chuyển làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi). Với sự tín nhiệm tuyệt đối, ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã trúng cử.


Anh Nguyễn Đắc Vinh nhận được tín nhiệm 100% giữ chức bí thư thứ nhất trung ương Đoàn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Phát biểu nhậm chức, anh Vinh nhấn mạnh nội dung quan trọng trong công tác Đoàn là nâng cao chất lượng phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” và đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức giáo dục của Đoàn.

Anh khẳng định sẽ tận tâm, tận lực cùng cán bộ đoàn địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ mà đại hội 9 đề ra và mong muốn, Đoàn tiếp tục nhận được sự góp ý, quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước... để ngày càng vững mạnh.

Anh Nguyễn Đắc Vinh là phó giáo sư, tiến sĩ Hóa học, sinh ngày 25/11/1972 tại Hà Nội, nguyên quán ở Quỳnh Dị (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Năm 1990 anh đi du học ở Slovakia, sau đó nghiên cứu sinh tại ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Bratislava và nhận học vị tiến sĩ.

Đầu năm 2001, anh Vinh về giảng dạy Công nghệ Hóa học tại khoa Hóa ĐH Khoa học tự nhiên, lần lượt giữ các chức Phó chủ nhiệm bộ môn, Phó bí thư, Bí thư đoàn trường, ủy viên ban chấp hành thành đoàn Hà Nội... Cuối năm 2007, anh được phong hàm phó giáo sư và là ủy viên thường vụ Trung ương Đoàn.

Từ tháng 8/2008 đến nay, anh giữ chức Bí thư trung ương Đoàn, Chủ tịch hội sinh viên Việt Nam, Giám đốc Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, Phó chủ tịch hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Từ năm 2011, anh là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa 13.

Kiều Trinh


Read More Add your Comment 0 comments


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện thăm hỏi tình hình lũ lụt tại Philippines



Được tin lũ lụt nghiêm trọng tại thủ đô Manila(Philippines) gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người dân, ngày 11/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện thăm hỏi tới Ngài Benigno S. Aquino III, Tổng thống nước Cộng hòa Philippines.


Cảnh ngập lụt tại một đường phố ở Calumpit, phía bắc thủ đô Manila ngày 11/8. – Nguồn: AFP/TTXVN

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Ngài Albert F. Del Rosario, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Philippines.

Trước đó, chính quyền Philippines ngày 10/8 cho biết số người thiệt mạng trong các trận lụt ở thủ đô Manila và các vùng phụ cận đã tăng lên 60 người. Lượng mưa tương đương với lượng trung bình trong một tháng đã đổ xuống Manila trong 48 tiếng đồng hồ kể từ đầu tuần, khiến 80% thủ đô Philippines chìm trong nước và làm ngập nhiều vùng nông nghiệp phía bắc.

Theo TTXVN


Read More Add your Comment 0 comments


Nguyễn Tấn Dũng: thân thế và sự nghiệp



Bạn hãy nhìn vào con đường của Tổng thống da màu đầu tiên nước Mỹ, Barack Obama sẽ thấm thía cái nghiệt ngã của người làm lãnh đạo. Khởi đầu con đường là hoa hồng và những lời tụng ca, như biểu tượng của sự đổi thay, trong kì vọng lớn lao của dân chúng. Rồi 2 năm qua đi, xưng tụng biến mất, đối diện với những chỉ trích gắt gao thậm chí cay nghiệt của dư luận, sự quay lưng của không ít những người mới đây thôi không tiếc lời ủng hộ, ngợi ca mình.

Bởi chính sách không phải lúc nào cũng đúng, lại càng không thể thoả mãn được lợi ích của tất cả. Chưa kể, trên con đường dài thăm thẳm của quyền lực và trách nhiệm, không gì đảm bảo người lãnh đạo không sai lầm. Nhưng cũng chính ở đây, mà bản lĩnh “chính khách” mới thực sự được trải nghiệm thử thách. Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là người đó có đủ can đảm đối diện với sai lầm, đối mặt với chỉ trích và có hành động sửa chữa sai lầm đó hay không? Cũng như cách mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội cuối cùng.

Bằng lòng khát khao, tâm huyết với đất nước, bằng trí tuệ và bản lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong nhiệm kỳ của mình. Không đủ sức để giới thiệu đầy đủ chi tiết nhưng với các  thông tin dưới đây sẽ là những nét chấm phá, để nhìn vào đó, thấy được hình ảnh một đất nước, một dân tộc không ngừng nỗ lực vươn lên trong suốt một năm đầy sóng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sinh ra trong một gia đình cán bộ kháng chiến, quê ở Cà Mau, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lúc 57 tuổi, trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong vòng 20 năm qua sau khi đã đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng thường trực một thời gian dài, phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng.

Sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực của mình

Mốc thời gian: Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia quân đội từ rất sớm  và chiến đấu tại vùng Cà Mau – Kiên Giang.

Năm 1981: Ông phục viên và tham gia công tác tại tỉnh Kiên Giang, lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy.

Năm 1995: Ông nhận nhiệm vụ tại trung ương với các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Năm 1997: Ông được Quốc hội thông qua chức Phó thủ tướng và sau đó được phân công làm Phó thủ tướng thường trực. Năm 1998 ông kiêm nhiệm thêm vị trí Thống đốc Ngân hàng.

Tháng 6/2006: Ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975.

Tháng 5/2007: một năm sau khi nhậm chức, ông được tạp chí World Business bình chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.

Nguyễn Tấn Dũng – Con người của đổi mới và hội nhập


Năm tháng sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC.

2008 – 2009: Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.

Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.

2010: Đại sứ Mỹ Michael Michalak nhắc tới vai trò của Việt Nam trong ASEAN với điểm nhấn năm ASEAN 2010. “Chúng tôi rất hài lòng về những nỗ lực, hoạt động của Việt Nam”, ông nói và không quên nhắc tới một người: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực, đưa ASEAN trở thành một điểm sáng của khu vực Đông Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả”.

2011 đến nay: Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam, trên cơ sở lòng tin và cùng có lợi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định: “Việt Nam là đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Trong lĩnh vực kinh tế, khi các nền kinh tế dẫn dắt thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi suy thoái, thì Việt Nam – một nước vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và bứt phá để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đây là những thành công đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ của Chính phủ với sự điều hành của người đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng.

Tuyên bố đáng chú ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


-”Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở.”

-”Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.”

-“Là người đứng đầu, Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ.”

-Tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: “Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế; tránh để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước có liên quan.”

Báo chí quốc tế viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nhiều chính khách hàng đầu thế giới và các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế đánh giá cao những cống hiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
-Tạp chí World Bussiness bầu chọn ra 20 nhân vật hàng đầu về cải cách tại châu Á, trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí thứ 5. Tờ World Bussiness nhận xét: Ông là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên sinh sau cách mạng tháng 8/1945, và là vị Thủ tướng trẻ nhất. Ông được bầu vào chức vụ Thủ tướng để tiếp tục chính sách cải cách kinh tế. Sau khi được chỉ định vào chức vụ thủ tướng, ông đã đặt ra hai ưu tiên hàng đầu là chống tham nhũng và giúp kinh tế Việt Nam phát triển một cách ổn định.

- Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội kết thúc, tờ Thời báo Nhật Bản bình luận về một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong vai trò kết nối ASEAN với quốc tế chính là việc đưa Mỹ và Nga tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Và để có được thành công này là do một phần đóng góp điều hành linh hoạt, khéo léo của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

- Tờ The Nation của Thái Lan thì gói gọn bài viết nêu quan điểm của mình trong tít lớn chủ điểm : “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả” (Vietnam’s asean leadership has provided lessons for all).

Bản lĩnh người đứng đầu ngọn sóng gió

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nắm giữ cương vị điều hành Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Đây là nơi quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung  Ương đến cơ sở. Và bởi lẽ, sự thành công hay không của Chính phủ có thể được cảm nhận, đo lường một cách hữu hình và cụ thể, qua góc nhìn của từng người dân.

Con đường trước mắt của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ còn nhiều chông gai. Bởi việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đụng chạm không ít đến những nhóm lợi ích, thậm chí có thể gây ra những cú sốc và tổn thương không nhỏ. Con đường ấy đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một quyết tâm, một bản lĩnh quyết liệt không chỉ trong lời nói.

Bạch Dương


Read More Add your Comment 0 comments


TT Nguyễn Tấn Dũng duyệt 450 tỷ ngân sách cho giáo dục



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mới duyệt bổ sung 450 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục đào tạo thuộc ngân sách trung ương năm 2012 để triển khai Đề án 911 và Đề án 356 về đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ GD-ĐT quản lý.


Đối tượng nhận kinh phí đi học tiến sĩ ở nước ngoài phải cam kết trở về giảng dạy ở trường đại học trong nước.

Đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học cao đẳng) tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học các ngành mũi nhọn, trọng điểm, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Đối tượng tuyển chọn đào tạo tiến sĩ là giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc; nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu khoa học; sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ đạt từ loại khá trở lên; những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc tại các đơn vị ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo, có độ tuổi không quá 45 tuổi.

Đặc biệt, ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ đối với giảng viên các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học trọng điểm, các trường đại học xuất sắc...

Kế hoạch triển khai Đề án 911 bằng nguồn vốn ngân sách được lập có những nội dung liên quan đến Đề án 356 (đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) đã kết thúc tuyển sinh từ năm 2010 chuyển sang năm 2011. Trong tháng 4/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý để Bộ GD-ĐT chuyển 598 giảng viên đại học, cao đẳng đã tuyển đào tạo tiến sĩ trong thời gian từ năm 2010 đến tháng 2/2012 theo đề án 356 sang chỉ tiêu của đề án 911. Vì vậy, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính bàn thống nhất về nội dung tài chính dành cho đề án 911.

P.Thảo


Read More Add your Comment 0 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved