Bài viết mới nhất

Chuyện tình kỳ lạ của đại tá tình báo Phan Mạc Lâm



Mảnh giấy bạc là cuốn tiếu thuyết chiến tranh của nữ nhà văn trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã tạo nên sự ngạc nhiên cho giới cầm bút và công chúng quan tâm đến văn học trẻ. Trong hơn 300 trang sách, tác phẩm đã đưa ra câu chuyện kỳ lạ về cuộc đời của một nhà tình báo trong thời kỳ chống Mỹ.

Cuộc tình giữa hai chiến tuyến

Nhân vật chính đồng thời cũng là một nhân vật có thật mang tên Mạc Lâm và cô y tá Mary Hương. Mạc Lâm làm việc tại bộ phận khai thác xét hỏi tù binh còn Mary Hương là tình báo viên được quân đội Pháp cài lại. Họ gặp nhau tại thời điểm Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đưa không quân ra bắn phá Miền Bắc XHCN hòng ngăn chặn công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam. Câu chuyện được hư cấu từ một nguyên mẫu có thật: Đại tá Phan Mạc Lâm, nguyên Chánh văn phòng Tổng cục 2.

Như nhiều câu chuyện chiến tranh khác, không gian nghệ thuật đầu tiên xuất hiện trong Mảnh giấy bạc là một bệnh viện thời chiến nhưng ở đâu đó, “chất thơ” vẫn len lỏi trong từng trang viết của một tác giả trẻ: Sáng nay, tiếng chuông đồng hồ thánh thót. Tôi vừa thức dậy thì cũng là lúc nghe được tiếng bước chân nhè nhẹ và mùi hương bồ kết quen thuộc nồng nàn ngai ngái của Hương và chúng tôi đã bắt đầu nói về cuộc chiến… Khoảng cách dường như gần lại…. Cái khoảng cách bên giường bệnh ấy gần gũi giữa người y tá và bệnh nhân, gần gũi giữa hai con người trẻ tuổi, nhưng là một hố sâu thăm thẳm bị ngăn cách bởi chiến tranh khi cả hai đều là tình báo viên và định mệnh đẩy họ trên hai chiến tuyến khác nhau.

Nhà văn Nguyễn Thu Thủy

Đôi lúc, người đọc cứ ước gì đây không phải là cuốn tiểu thuyết hư cấu từ những ký ức có thật của một trùm tình báo, mà chỉ đơn giản là hư cấu trong trí tưởng tượng của tác giả, biết đâu sẽ lại có một Thiếu nữ đánh cờ vây thứ hai made in Vietnam, hoặc một Người thứ 41 nữa, với một mối tình đau đớn, nghiệt ngã và mong manh trên hai bờ chiến tuyến.

Bước đi táo bạo của một người trẻ

Ngoài những trang viết hồi hộp về những màn đấu trí, màn kịch quen thuộc trong nghề tình báo, Mảnh giấy bạc còn là một kho tư liệu chiến tranh sống động với quá trình lựa chọn, đào tạo một sỹ quan tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam được miêu tả tỉ mỉ. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy sinh năm 1982, là một nhà báo hiện công tác tại báo Vĩnh Phúc. Cuốn sách được chị viết trong ba năm và chỉ đọc qua cũng đủ biết tác giả đã mất nhiều công sức như thế nào để làm việc với kho tư liệu khổng lồ.


Chị chia sẻ “Trong quá trình viết, tôi thường xuyên phải ra vào bệnh viện để lấy thêm thông tin trực tiếp từ nhà tình báo, đại tá Phan Mạc Lâm. Lúc ấy ông rất yếu, trong thời gian dài chỉ nằm trên giường bệnh. Hôm nào tôi may mắn thì nói chuyện được với ông, còn không thì đành về tay không vì sức khỏe không cho phép. Cũng có lần tôi đã về Nghệ An là nơi sinh của ông để tích lũy thêm tư liệu và lấy cảm xúc. Cơ quan cách nhà bốn chục cây số, ban ngày tôi bận việc, nên phần nhiều chỉ có thể viết được vào ban đêm. Có hôm say viết quá thức trắng đến sáng”.

Đó là thái độ làm việc nghiêm túc đến mức đáng ngạc nhiên của một tác giả thế hệ 8x đi sâu vào đề tài chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh tình báo. Nhà văn Phạm Ngọc Tiến, nhận xét: “Một tác giả trẻ viết về đề tài chiến tranh là điều rất đáng trân trọng. Bởi vì điều nguy hiểm nhất đối với những người lính đã đi qua chiến tranh là sự lãng quên. Mà tôi thường phần nhiều bắt gặp sự lãng quên của lớp thế hệ trẻ nói chung và các tác giả trẻ nói riêng. Cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thu Thủy là một sự tôn vinh đối với những con người đã hy sinh tuổi trẻ và cả tính mạng cho đất nước”.

Còn tác giả của Dị hương, đại tá-nhà văn Sương Nguyệt Minh sau khi đọc cuốn tiểu thuyết cho rằng: “Viết tiểu thuyết đề tài chiến tranh đối với những người đã từng đi qua cuộc chiến đã là một điều khó, đối với một nhà văn trẻ lại còn khó hơn khi họ không có chút mường tượng nào về chiến tranh. Mảnh giấy bạc của Nguyễn Thị Thu Thủy đã chứng tỏ cô rất bản lĩnh trong thị trường văn chương hiện nay”.

Di Li


Read More Add your Comment 0 comments


Việt Nam từng đánh Trung Quốc tơi bời trong lịch sử phong kiến



Người Việt Nam thường nhớ tới bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, nhưng có thể chưa nhiều người nhớ tới “Phạt Tống lộ bố văn” của ông.

Danh tướng Lý Thường Kiệt qua nét vẽ theo phong cách huyền sử. (Có tài liệu nói rằng, Lý Thường Kiệt là thái giám nên không để râu, tuy nhiên, để giữ hình ảnh võ tướng, ông thường đeo râu giả).

Trong kháng chiến chống Mỹ, có những tổ chiến đấu của một lực lượng tinh nhuệ đã vào tận căn cứ địch để phá hủy các máy bay hiện đại (căn cứ....). Sớm hơn rất nhiều, tổ tiên ta từ ngàn năm trước đã chủ động mở chiến dịch quy mô lớn với nhiều chục ngàn quân, đánh vào nơi xuất phát của các cánh quân xâm lược. Người chỉ huy các cánh quân ấy là Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt là tôi trung của ba triều vua nhà Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông). Ông cũng là người chỉ huy của ba chiến dịch bất hủ: đánh vào Châu Khâm, Châu Liêm 1075-1076 và phòng thủ ở ở sông Như Nguyệt năm 1076, cũng như đánh đánh bại sự xâm lược của quân Chiêm Thành 1069.

Nhà Lý ở nước ta hình thành từ khi vua Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 và 1010 định đô ở Thăng Long. Các triều vua tiếp tục ổn định nhiều mặt trong nước, nhưng hai đầu biên giới phía Bắc, phía Nam thường bị dòm ngó, quấy nhiễu.

Vốn từ năm 1070 vua quan nhà Tống đã tính kế xâm lược nước ta, chuẩn bị binh lực, lương thực, dùng người thông tỏ địa hình. Trước đó, ở phía Nam, qua việc Chiêm Thành đánh lên năm 1069, nhà Tống thu thập được số liệu về nước ta.

Đối phó với kẻ thù hùng mạnh bấy giờ là quân Tống giai đoạn 1073 trở đi, Lý Thường Kiệt đang trông coi cả việc văn, việc võ, tức cả về chính trị lẫn quân sự của triều Lý Nhân Tông, đã coi sự đoàn kết, tập trung sức mạnh từ triều đình đến toàn dân, từ kinh đô đến biên ải là kế lâu dài.

Từ tháng 10/1075 đến tháng 3/1076, quân dân nhà Lý đã triển khai tiến công trước để tự vệ vào các căn cứ quân sự của nhà Tống ở Châu Ung (Quảng Tây), Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông)...

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi còn nhỏ tuổi, vua Tống Thần Tông và đại thần Vương An Thạch quyết tâm nam chinh. Đến năm 1075 nhà Tống đã tập kết lực lượng ở các căn cứ trên. Về phía ta, năm 1075 đã khẳng định ý đồ của địch qua nhiều nguồn tin giá trị do có kế hoạch nắm địch từ xa và đi sâu.

Ngày 27/10/1075, Lý Thường kiệt huy động hơn 100.000 quân, chia thành hai đạo tấn công: đạo quân bộ do các tù trưởng Tôn Đản, Lưu Kỉ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy đánh các trại biên giới; đạo quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy, vượt biển đánh Khâm Châu, Liêm Châu rồi cùng phối hợp tiến đánh Ung Châu.

Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa 

Trên đường tiến quân, Lý Thường Kiệt cho phân phát “Phạt Tống lộ bố văn” kể tội vua quan nhà Tống, kêu gọi nhân dân ủng hộ hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Quân ta chiếm Khâm Châu 31/12/1075, Liêm Châu 02/01/1076, Ung Châu 01/03/1076 phá hủy căn cứ, kho tàng... sau đó chủ động rút về, gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Mười tháng sau thất bại ở Ung Châu, dựng cầu phao đóng bè, chuẩn bị vượt sông tiến về Thăng Long. Nắm vững địa hình, có chuẩn bị sẵn, quân ta với 60.000 người do Lý Thường Kiệt chỉ hủy, lần lượt đánh bại hai cuộc vượt sông lớn của địch, buộc chúng phải co cụm và chờ tăng viện.

Cuối tháng 2, quân ta phản công, đánh đêm, vượt sông đánh úp diệt quá nửa cụm quân địch ở Như Nguyệt, buộc địch vào thế cùng lực kiệt, phải xin rút quân, từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Chiến thắng Như Nguyệt còn đọng mãi với lời thơ Nam quốc sơn hà:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Nghĩa là:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Lý Thường Kiệt, cậu bé Ngô Tuấn ngày nào, đã trải qua bao gian khó trong suốt hơn 80 năm trên đời để có những chiến công trên.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải, trong tác phẩm “Tám triều vua Lý” xuất băn năm 2010, tập 2, trang 527, mượn lời một hòa thượng nói với tướng quân Ngô An Ngữ, bố Ngô Tuấn khi Ngô Tuấn lên 7 tuổi: “Cậu bé này quãng đầu đời gặp nhiều trắc trở với những nỗi buồn vĩ đại... Song cũng vì cái nhẽ trắc trở ấy mà cậu trở nên một bậc anh tài hiếm thấy trong lịch sử nước nhà. Chí làm trai đừng có ngại những thác ghènh và cả sự vấp ngã”.

Ba năm sau lời nhà sư thì Ngô Tuấn mất cha, và bốn năm sau mất mẹ. Khi bước vào tuổi hai mươi, sắp đến ngày cưới thì nhạc phụ ốm nặng, phải cưới chạy tang, cưới vợ được ba ngày thì làm lễ tang nhạc phụ. Những tưởng tình vợ chồng của tuổi trẻ có thể làm vơi nỗi buồn, nhưng rồi giữa lúc đang hướng tới hạnh phúc lứa đôi thì vua có chiếu sung Ngô Tuấn vào chức Hoàng môn chi hậu (quan hoạn) và ban quốc tính-mang họ Lý.

Cuộc đời vui buồn của Lý Thường Kiệt đem lại bao suy nghĩ cho nhiều thế hệ. Nhớ đến ông là nhớ đến bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt.

Nhớ đến ông, một người mồ côi bố rồi mẹ khi 7 tuổi và 10 tuổi, đã không ngừng học tập, rèn luyện trong cuộc sống, công việc và chiến trận, vượt lên những trắc trở nhiều khi giằng xé tâm can. Nhớ đến tinh thần chủ động tấn công của quân dân nhà Lý và sự phòng thủ vững vàng từ thể hiện lòng dân. Đang trông coi cả văn võ triều đình, tính đến sự xâm lược của giặc, đã thuyết phục quan Lý Đạo Thành trở lại coi việc văn (chính trị) để ông tập trung cho giai đoạn chống giặc 1075-1076. Đấy chính là tâm nguyện đoàn kết vì nước của ông.

Văn Tuấn - http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Ly-Thuong-Kiet-voi-chien-dich-quan-su-tao-bao/20124/205169.datviet


Read More Add your Comment 0 comments


Cô học trò nghèo được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen



Mẹ mất sớm, gia cảnh khốn khó, nhưng em Trần Thị Ngát, học sinh lớp 12C8, Trường THPT A Hải Hậu, huyện Hải Hậu (Nam Định), 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Mới đây em còn vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Cô học trò Trần Thị Ngát sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tuổi thơ của em trải qua nhiều vất vả, thiệt thòi. Năm lên 12 tuổi, mẹ em mất, bố một mình vừa lo tiền trả nợ sau những lần chạy chữa cho mẹ, vừa lo cho ba con ăn học.


Nhìn những tập giấy khen không còn chỗ treo mới thấy bảng thành tích học tập đáng nể của cô học trò nghèo.

Ngát là con thứ hai trong gia đình, chị gái Ngát đang theo học Trường ĐH Kinh tế Thái Nguyên và một em nhỏ đang học lớp 3. Từ lúc mẹ mất, cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn lại càng bấp bênh hơn. Hàng ngày, Ngát đạp xe hơn 8 km đến trường, sau mỗi buổi đi học về, em phụ giúp bố làm những công việc vặt trong nhà, rồi cơm nước, đón em đi học về, thời gian còn lại Ngát mới tranh thủ học bài.

Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình, nhiều lúc không có tiền đóng học, thương bố một mình đi làm thuê khắp nơi nuôi ba chị em ăn học, Ngát đã định bỏ học đi làm thuê giúp bố trang trải nợ nần. Nhưng nhờ sự động viên, khích lệ của bố và các thầy cô giáo cùng nỗ lực của bản thân, Ngát đã gặt hái được những thành tích ấn tượng trong học tập. Suốt 12 năm học, Ngát luôn là một học sinh giỏi toàn diện của trường, được thầy cô, bạn bè xem là một tấm gương sáng trong học tập và các hoạt động của Đoàn trường.



Đi học về là Ngát giúp bố làm những công việc trong nhà.

Tháng 12/2011, Ngát được nhà trường chọn làm gương mặt tiêu biểu đi dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 8, để báo cáo điển hình về học sinh “nghèo vượt khó vươn lên”. Cũng tại Đại hội này, em đã vinh dự nhận được bằng khen “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Ngát tâm sự: “Dù hoàn cảnh nhà em khó khăn, nhưng bố em và các thầy cô trong trường luôn động viên và quan tâm, tạo điều kiện cho em rất nhiều trong học tập. Bố em còn bảo hạnh phúc lớn nhất của bố là thấy em học thật giỏi. Chính vì vậy mà em luôn nỗ lực và phấn đấu hết mình trong học tập và hoạt động của trường…”.

Nói về cô học trò nghèo đầy nghị lực của mình, thầy Nguyễn Trung Hiếu - giáo viên chủ nhiệm em Ngát chia sẻ: “Ngát không chỉ học giỏi, mà còn tham gia rất tích cực trong các hoạt động Đoàn đội. Là một tấm gương sáng cho các học sinh trong trường noi theo…”.


Ngát chỉ bảo em trai học bài.

Hiện này Ngát đang là lớp trưởng - bí thư lớp 12C8, là lớp chọn chuyên khối D của Trường THPT A Hải Hậu. Trong các môn học thì em học tốt nhất là môn Tiếng Anh, ngoài ra các môn khác em đều học giỏi. Điều đó được chứng minh bằng những tập giấy khen của em từ lúc bắt đầu đi học dán kín cả căn nhà của bố con đang ở.

Để đạt được những thành tích học tập cao như vậy, cô học trò nghèo luôn có mục đích rõ ràng, trên lớp chỗ nào không hiểu bài là em nhờ thầy cô giảng lại ngay, không nên học lệch, học tủ. Đồng thời em cũng mượn thêm sách vở bạn bè và thư viện trường để đọc, tìm hiểu thêm.

Thầy Lê Văn Trường - phó hiệu trưởng Trường THPT A Hải Hậu cho biết: “Ngát là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường, dù gia đình nghèo khó vất vả, nhưng em luôn là một tấm gương sáng trong học tập và các hoạt động của trường. Có thể nói em là một tấm gương điển hình của trường về nghèo khó học giỏi…”.

Chia sẻ ước mơ sau này của mình, Ngát tâm sự: “Hiện tại em đang tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn về kỳ thi Đại học thì em đã đăng ký vào Khoa Kế toán Trường ĐH Hà Nội, ước mơ sau này của em sẽ là làm một doanh nhân thật thành đạt để có thể giúp bố trả nợ và lo cho em trai ăn học…”.

Ước mơ của cô học trò nghèo có có thành hiện thực không khi kinh tế gia đình đều dựa vào một mình bố em lo liệu cùng với khoản nợ hơn 80 triệu đồng, mỗi tháng gánh hơn 600 nghìn tiền lãi, còn phải chu cấp cho 3 đứa con ăn học và các khoản chi tiêu trong gia đình.

Anh Trần Văn Tích, bố em Ngát tâm sự: “Thật sự gia cảnh nhà tôi rất khó khăn, từ lúc vợ tôi bị bệnh tôi chạy vạy vay mượn khắp nơi, đến căn nhà bố con đang ở cũng phải mang đi thế chấp. Nhưng bệnh mẹ cháu vẫn không qua khỏi. Giờ tôi chỉ biết cố gắng hết sức để lo cho các con có thể ăn học đến nơi đến chốn…”.


Ngát cùng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Chia tay Ngát ra về, nhìn cô bé với nước da ngăm đen, đôi mắt ánh lên một niềm tin cùng câu nói khẳng định của Ngát: “Em sẽ quyết tâm thi đỗ đại học, vì đó là con đường duy nhất để em có thể giúp được bố và gia đình…”. Và con đường phía trước của em còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng chúng tôi thầm chúc cho em sẽ đạt được ước mơ của mình...

Trần Huệ - Đức Văn


Read More Add your Comment 0 comments


Vì sao Việt Nam xuất hiện nhiều “cháu” tướng Nhanh, con ông nọ bà kia?



"Lái xe vi phạm, công an “tuýt còi”lập tức lái xe gọi điện cho người quen. Người quen lại gọi cho công an và công an để cho đi…".


Ngày 13/4, một thanh niên tên là Hoa Văn Phương (32 tuổi, ở Cát Hải, TP. Hải Phòng) khi bị tổ công tác 141 yêu cầu dừng xe và bị xử lý vi phạm giao thông đã lộng ngôn thách thức tổ công tác, luôn miệng lăng mạ, chửi bới đồng thời không quên khoe mình có quan hệ với những lãnh đạo nhà nước.

Trước đó, cuối năm 2011, một nam thanh niên đi xe BMW X6 cũng đã tự xưng là “cháu tướng Nhanh” để “dọa” cảnh sát giao thông… Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông, khi bị xử lý thì chống đối và xưng là người quen của những vị cán bộ có chức vụ lớn…


Hoa Văn Phương liên tục gọi điện và không ngớt lời đe dọa rằng, thân nhân của anh ta có chức vụ to trong bộ máy nhà nước.

Trước những sự việc có các đặc điểm khá tương đồng như vậy, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia xã hội học về hiện tượng xã hội không còn mang tính cá biệt này.

Về những nguyên nhân có thể dẫn đến các hiện tượng này, PGS. TS Xã hội học Nguyễn An Lịch nói: “Theo cá nhân tôi, việc đó có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do hệ thống pháp luật chưa nghiêm. Thứ hai, người thực hiện luật không nghiêm. Thứ ba là do nền giáo dục của toàn xã hội, của gia đình, của cộng đồng với những người đó.

Tại sao lại có người ỷ lại hoặc bịa là con ông nọ, con ông kia? Đã có chuyện lái xe vi phạm, công an “tuýt còi”lập tức lái xe gọi điện cho người quen. Người quen lại gọi cho công an và công an để cho đi… Rõ ràng, ở đây có sự tiêu cực như vậy nên người ta coi thường thôi.

Xuất phát từ những trường hợp làm không đúng luật tạo nên cái ý thức trong xã hội, dẫn đến mọi người nhờ cậy quen rồi. Đây là những biểu hiện nhỏ, còn những biểu hiện lớn hơn là hiện tượng một số người có tâm lý muốn nhờ cậy người khác để làm ăn phi pháp”.

PGS Nguyễn An Lịch cho biết thêm: “Để giảm xu hướng như vậy, cách duy nhất hiện nay là tất cả trường hợp, kể cả con của lãnh đạo cấp cao nhất mà vi phạm thì cũng phải xử lý nghiêm, không ai can thiệp. Và trong trường hợp này, công an cứ việc xử lý công bằng, bình đẳng như những người dân khác”.

Cùng quan điểm với PGS. TS Nguyễn An Lịch, PGS. TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) cũng có những kiến giải lý thú về hiện tượng này.


Còn Nguyễn Thanh Quang thì luôn tự xưng là "cháu" tướng Nhanh...

“Trước tiên, chúng ta hãy nói về hiện tượng khi các “thần dân” không chấp hành một cách đúng đắn các luật lệ giao thông mà bị nhà chức trách hoặc các nhân viên công vụ chặn lại, yêu cầu thực hiện đòi hỏi pháp định thì thường tìm sự trợ giúp của người khác. Việc này có nét gì đó giống như người ngồi trên chiếc ghế nóng của chương trình “Ai là triệu phú” trên TV vậy. Vì sao lại có sự tìm kiếm sự trợ giúp như vậy?


Cái này xuất phát từ tâm lý tiểu nông, tính chất bầy đàn hoặc là tính chất thân tộc đều đúng cả. Người Việt Nam mình hay có kiểu một người làm quan cả họ được nhờ vì thế hay có sự viện dẫn. Và chính điều này lại đánh vào tâm lý  của người Phương Đông: nể họ hàng, vị thế, quyền lực nên dẫn tới việc người ta lợi dụng hoặc thậm chí là bịa đặt các mối quan hệ với những người có chức, có quyền. Đó là thói quen của người phương Đông”, ông Bình nói.

Ông Bình cũng phân tích thêm: “Tuy nhiên cũng phải thấy rằng trên thực tế, những mối quan hệ ấy đã giải quyết được rất nhiều. Chính vì như vậy nên người ta mới bắt chước sử dụng hình thức đó cho dù không có họ hàng bởi vì nhân viên công vụ, người thực thi quyền lực e ngại người có quyền lớn hơn mình hoặc cả nể người khác. Từ đó tạo cho cả xã hội một tâm thế: có người quen thì nhờ cậy còn không thì bịa đặt, lừa bịp…

Đó cũng xuất phát từ thói sỹ diện chỉ vì không muốn mất một đồng tiền phạt mà phải đi nhờ cậy chỗ nọ chỗ kia. Người phạm lỗi do xin xỏ được không phải nộp tiền thì lại thấy sung sướng hơn khi bị phạt. Nhưng có khi phải đi cảm ơn, lễ lạt cho những người đã giúp đỡ mình với số tiền còn lớn hơn cả tiền phạt".

"Tôi đánh giá trường hợp này, người ta sẽ tốn nhiều tiền hơn. Lắm khi còn phải hai lần cảm ơn. Nhưng ở đời người ta lại như vậy, tránh được việc nộp phạt thì oai, có giá với cộng đồng… Sự thể hiện tâm lý bầy đàn. Chẳng vinh quang gì khi đi khoe người nhà ông nọ bà kia. Đó là lý do để có nhiều người là “con, cháu” tướng Nhanh như thế”, ông Bình lý giải.

Nói về cách giải quyết một cách triệt để, ông Bình nói: “Vấn đề ở đây cũng có thể là do nhân viên công vụ có lỗi nên mới sợ bóng sợ gió. Chứ những người không vị nể, cứ đúng phép công mà làm thì người ta chẳng việc gì phải sợ những lời đó cả.

Mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, quân pháp vô thân. Tóm lại là muốn giải quyết vấn đề thì phải rành mạch, thượng tôn pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền đi liền với xã hội dân sự. Tức là không ai phải chịu trách nhiệm về ai. Tại sao vẫn hô hào như vậy mà không làm được. Đó là vì từ cả hai phía: phía nhân viên công vụ, phía những nhà chức trách ỷ thế làm càn nhiều. Khi đó đều có sự hóa giải cho nhau và những tấm gương xấu như vậy đã đưa cộng đồng đến suy nghĩ là có thể làm như thế”.




Read More Add your Comment 0 comments


Trần Thủ Độ: công hay tội ?



Hậu thế mãi mãi ghi nhớ câu nói khí phách ngất trời của Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ chớ có lo gì”, nhưng ít ai chú ý đến những chuyện rất độc đáo khác về vị Thái sư này.

Có thể nói, cuộc "đảo chính" cung đình êm ả và hữu hiệu vào cuối năm 1225 đầu 1226 đã chấm dứt 215 năm trị vì của Vương triều Lý để chuyển ngôi vị sang một triều đại mới do dòng họ Trần nắm giữ. Đạo diễn và thực hiện cuộc đảo chính này là Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (1194 - 1264).


Sách Đại Việt sử kí toàn thư viết: “Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài trí hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng: "Quả có đúng như những lời hắn nói thật. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho".

Theo sách Việt sử giai thoại, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc kể với Thủ Độ rằng: "Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư ?". Trần Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì được nữa". Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.

Có lần Trần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!". Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó, không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.

Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng, Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.


Lăng mộ Trần Thủ Độ ở tỉnh Thái Bình. Ảnh minh họa

Về con người Trần Thủ Độ, hầu hết các nhà sử học phong kiến và hiện đại luôn nhận xét hai mặt: vừa khen lại vừa phê phán. Khen vì những công trạng, những việc ông làm cho nhà Trần, nhưng lại phê phán vì những việc ông làm với nhà Lý. Nhưng chẳng phải đợi đến một nghìn năm, mà chỉ hơn 600 năm sau, năm 1905, tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, chính tại nơi mà sử chép Trần Thủ Độ đặt bẫy giết hại họ Lý, nhân dân đã dựng một ngôi đình Thái Bình để thờ Lý Chiêu Hoàng ngồi giữa, Trần Cảnh và Trần Thủ Độ ngồi hai bên.

Bà Ngô Vũ Hải Hằng, Viện Sử học, từng cho rằng: “Dưới con mắt của nhân dân, Trần Thủ Độ hoàn toàn khác với những nhận định của các sử quan phong kiến. Nhân dân biết ơn ông đã cứu đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, và nhờ có tài thao lược, khí phách hiên ngang, tinh thần kiên quyết của ông mà Đại Việt mới thoát khỏi cảnh nô lệ ở nửa sau thế kỷ 13”.


Read More Add your Comment 0 comments


Kỳ lạ ngôi làng "siêu cổ" có từ thời Hùng Vương



Trong khi nhiều nơi trên cả nước cơ bản đã... xóa xong làng cổ thì ngay sát Hà Nội vẫn có một ngôi làng cổ có niên đại gần 4000 năm tồn tại.

Làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh hiện là một trong những ngôi làng có niên đại cổ nhất Việt Nam còn được lưu giữ.


Điểm đặc biệt của ngôi làng này ngoài niên đại rất lâu đời còn là ngôi làng cực hiếm có con đường lát đá xanh làm thành một vạch xương sống vòng quanh làng. Ở những trục đường chính, được lát 4 viên gạch, còn những trục đường phụ chỉ có 2 viên.


Cổng làng Phù Lưu là nơi bắt đầu của con đường đá xanh chạy dọc suốt xung quanh làng


Qua bao vật đổi sao dời, con đường đã xanh vẫn còn nguyên dáng vẻ của nó, xanh mát và đều chằn chặn, không cong vênh, gồ ghề. Đây cũng là nơi mưu sinh của biết bao con người trong làng.


Điểm đặc biệt tiếp theo của làng Phù Lưu từ xa xưa đó là Từ Phù Lưu đã hình thành một kiểu làng hoàn toàn khác biệt, làng trong phố, phố trong làng. Phố thì có nhiều ngôi nhà xây kiểu tây, sinh hoạt theo kiểu phố. Còn làng, có những ngôi nhà cổ, vẫn sinh hoạt theo kiểu làng.


Còn đường lát đá xanh này do cụ Hoàng Thùy Chi, Tổng trấn Bắc Giang ngày xưa chỉ đạo khởi công xây dựng từ năm 1933 đến năm 1943 mới xong. Đến nay, dù bao thăng trầm của lịch sử nhưng con đường vẫn còn y nguyên.


Những ngôi nhà cổ giống Hà Nội xưa vẫn còn ở làng Phù Lưu


Con đường đá xanh đặc biệt len lỏi vào sâu tận các ngóc ngách của làng


Cũng từ ngôi làng này, sinh ra rất nhiều người con nổi tiếng làm rạng danh người dân nơi đây như: nhà báo Hoàng Tích Chu, người đã làm một cuộc cách tân làm thay đổi hẳn phong cách của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX; họa sỹ Hoàng Tích Chù, người đã nhận Giải thưởng Hồ Chí  Minh; nhà văn Kim Lân, nhà văn Nguyễn Địch Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng; nhà quay phim, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sỹ Hồ Bắc, họa sỹ Thành Chương, họa sỹ Nguyễn Thị Hiền.


Dân ở đây hầu như không làm ruộng, ruộng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chủ yếu buôn bán. Phụ nữ Phù Lưu nổi tiếng buôn bán giỏi nuôi chồng nuôi con ăn học.


Phù Lưu là làng có nhiều bố mẹ nuôi nhất nước, người nào trên 60 tuổi không có bố mẹ nuôi thì không phải là người làng Phù Lưu.

Điều đặc biệt cuối cùng mà không nhiều người biết về Phù Lưu đó là đây chính là nguyên mẫu ngôi làng trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.


Read More Add your Comment 0 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved