Bài viết mới nhất

Lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ dẫn châu Á đến một cuộc chiến tranh cục bộ?



Tuần báo tin tức Nhật Bản mới đây cho hay,  Nhật Bản và Hàn Quốc đang cảm thấy rất bất an khi Triều Tiên chính thức tuyên bố sẽ phóng tên mang theo vệ tinh vào thời gian tới.


Tên lửa đánh chặn Patriot của Nhật Bản

Hai nước này cũng đang chuẩn bị một cách toàn diện để đối phó với mọi tình huống xấu nhất khi tên lửa “Quang Minh Tinh-3” (Unha-3) của Triều Tiên rời khỏi bệ phóng.

Trước điều kiện như vậy, Mỹ chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi tiến hành thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Á, vì Triều Tiên là một “cái cớ” không thể tốt hơn cho quyết định này.

Một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc mới đây cho biết trên tờ tin tức Seoul, với tầm bay cao hơn so với 2 lần trước, tên lửa đánh chặn của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ rất khó có thể bắn hạ.

Nhưng Hàn Quốc cũng không thể công khai thúc đẩy Mỹ nhanh chóng thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa tại đây.



Tên lửa Patriot do Mỹ nghiên cứu, chế tạo

Tờ báo này cũng đánh giá, Hàn Quốc đang muốn nâng cao quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng cũng không thể không tính đến mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Triều Tiên, bởi đây luôn là một vấn đề nhạy cảm.

Việc Mỹ  muốn thiếp lập một hệ thống lá chắn tên lửa tại đây vô hình chung đẩy Hàn Quốc vào tình thế khó xử.

Tờ Hoàn Cầu dẫn lời một học giả giấu tên của Hàn Quốc cho biết, trước đây trong nhiệm kỳ của Tổng thống Kim Dae-jung, Chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush đã có lời đề nghị triển khai một hệ thống bắn chặn tên lửa tại lãnh thổ Hàn Quốc, nhưng đề nghị này đã không được Tổng thống Kim chấp nhận.


Lá chắn tên lửa của Mỹ có tạo ra trục quan hệ Nhật-Hàn và trục Trung-Triều?

Trước quyết định này của Chính phủ Hàn Quốc, Tổng thống G. Bush đã tỏ ra rất tức giận và quan hệ Mỹ-Hàn Quốc bị ngắt quãng trong một thời gian.

Hiện Hàn Quốc đang phải lựa chọn một trong hai con đường, một là theo Mỹ thúc đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa tại khu vực; hai là theo đuổi một chính sách ôn hòa hơn với Triều Tiên.

Còn đối với Nhật Bản cũng vậy, hệ thống chống tên lửa của Mỹ có thể mang lại cho Nhật Bản cảm giác yên tâm hơn, nhưng không cho phép Nhật Bản ẩn mình trong bức tường an ninh mà Mỹ chuẩn bị dựng lên.

Bởi vậy, hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ sắp tới có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á.

Mô hình hai trục Trung Quốc-Triều Tiên và Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ không thể tránh khỏi, thậm chí có thể dẫn Nhật Bản đến một cuộc chiến tranh không mong muốn.


Read More Add your Comment 0 comments


Triều Tiên tập trận siêu khủng



Những thước phim ghi lại cảnh các đơn vị chiến đấu của quân đội Triều Tiên trong một cuộc tập trận quy mô lớn cách đây không lâu (đầu tháng 3). Xuyên suốt cuộc tập trận là hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un và các tướng tá, chỉ huy đang theo dõi diễn tiến cuộc diễn tập.


Read More Add your Comment 0 comments


Chuyện bê bối của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ



Tư lệnh Lục quân Kumar Singh có thể gặp rắc rối nếu người ta chứng minh được ông liên quan đến việc dò rỉ bức thư về sự không sẵn sàng chiến đấu của QĐ Ấn Độ.

Bức thư của Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gửi Thủ tướng Manmohan Singh đã bị rò rỉ ra các phương tiện thông tin đại chúng Ấn Độ.

Viên tướng này khẳng định, phần lớn các đơn vị xe tăng đang thiếu trang thiết bị nghiêm trọng. Lực lượng phòng không không đáp ứng các yêu cầu thực tế hiện nay. Còn lục quân không có khả năng tác chiến hiệu quả trong điều kiện đêm tối và thậm chí đặc nhiệm cũng không được trang bị như cần có.

Viên chỉ huy này quyết định báo cáo về sự không sẵn sàng chiến đấu của quân đội sau khi thua kiện ở toà án Tối cao về ngày sinh. Tướng Singh quả quyết là trẻ hơn so với tuổi theo gấy khai sinh. Kết quả, đến 31/5 ông sẽ phải rời chức vụ của mình vì đã đến tuổi tới hạn. Tuy nhiên, nhà cầm quân này không định rời bỏ chức vụ mà không gây ầm ĩ.

Trước đó, ông nói với báo chí , ông đã báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng việc những người từng là đại diện cao cấp của giới tướng lĩnh đã định mua chuộc ông. Theo ông Singh, người ta đã đưa ra khoản hối lộ 140 triệu Rupi (khoảng 3 triệu USD) để đổi lấy sự khoản đãi của ông.

Viên tướng cũng đã gửi yêu cầu đến Văn phòng điều tra trung ương yêu cầu điều tra các sĩ quan dưới quyền được coi là những người có tiềm năng lên thay ông hơn cả.

Tuy nhiên, hiện không chỉ nội dung "lá thư bất hạnh" gửi thủ tướng làm mọi người quan tâm, vấn đề làm sao nó lại bị báo chí đăng tải. Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh điều tra, tìm ra ai là người có lỗi làm rò rỉ văn bản mật.

Bản thân tư lệnh lục quân Kumar Singh đánh giá việc này là “sự phản bội vĩ đại” và “lại một nỗ lực nữa bôi nhọ thanh danh của ông”.


Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Kumar Singh.

Đại diện liên minh cầm quyền, mệt mỏi vì viên tướng khó lường này, đã yêu quốc hội cầu cách chức ông ngay lập tức nhưng phe đối lập đã đứng lên bảo vệ Singh.

Đại diện chính thức của Đảng đối lập Bharatiya Janata  Niramla Sitraman nói: “Việc Tư lệnh lục quân đưa liên minh cầm quyền vào thế bất lợi khi chỉ rõ bê bối tham nhũng vẫn chưa phải là cơ sở để buộc ông từ chức sớm”.

Bà này cho rằng, chính quyền có trách nhiệm phải tập trung giải quyết các vấn đề đã được phát hiện liên quan đến tham nhũng và trang bị cho quân đội, chứ không phải tìm người có lỗi.

Tuy nhiên, các chuyên gia Ấn Độ khẳng định có hai vấn đề đã cứu Singh không phải chịu các kết luận ngay lập tức về tổ chức nhân sự - phiên họp về ngân sách của quốc hội đang diễn ra và lãnh đạo các nước BRICS đang ở Delhi.

Ban lãnh đạo tối cao của đất nước đơn giản là không có thời gian để đối thoại trực tiếp cụ thể với viên tướng. Tuy nhiên, hôm 30/3 thủ tướng đã mời viên tư lệnh lên gặp.

Chuyên gia hàng đầu của Viện nghiên cứu chiến lược Ấn Độ Ali Ahmed khẳng định: “Ông Singh không lo phải từ chức ngay. Bộ trưởng Quốc phòng đã nói rõ, chính phủ vẫn tiếp tục tín nhiệm cả ba tư lệnh quân chủng”.

Theo ông này, có thể sẽ có rắc rối nếu các cơ quan tình báo phản gián chứng minh chính viên tướng hoặc bộ tham mưu của ông liên can đến việc công bố bức thư trên báo chí. Bất luận thế nào thì uy tín của đất nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 2012, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về khối lượng mua sắm vũ khí. Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Do đó, thật khó hiểu khi quân đội lại không được trang bị đầy đủ như viên tướng này nói.

Trong khi đó ở Pakistan và Trung Quốc, người ta sẽ để ý đến ý kiến cho rằng lục quân Ấn Độ không đủ sức chiến thắng các đối thủ có xác suất nào đó ở phía Đông và phía Tây.

Điều này có thể gây thiệt hại cho xu hướng đã được xác định cải thiện quan hệ buôn bán với Islamabad và sẽ làm cho đối thoại với Bắc Kinh về các vấn đề chiến lược chủ chốt trở nên phức tạp hơn nhiều.


Read More Add your Comment 0 comments


Hình ảnh biệt đội cảnh sát đặc nhiệm của Gruzia



Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm là một trong những đơn vị hành động tinh nhuệ và bí mật nhất của cảnh sát Gruzia. Rất ít khi lực lượng này lộ diện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dưới đây là một số hình ảnh được báo chí Nga thu thập và đăng tải.



































Read More Add your Comment 0 comments


Việt Nam xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu cho tên lửa



Mới đây, Viện Kỹ thuật Hải quân đã xây dựng được hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động cho tên lửa đối hải.

Viện Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải.

Hệ thống hoạt động tin cậy, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật đặt ra, góp phần nâng cao tính năng và hiệu quả chiến đấu cho các tàu tên lửa.

Tên lửa Việt Nam
Với hệ thống chỉ thị mục tiêu sẽ giúp khai thác hết tầm bắn của tên lửa.

Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa.

Hiện nay, quân đội nhiều nước tiếp tục nghiên cứu phát triển, sử dụng các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại. Quân đội Nga đã sản xuất và sử dụng trực thăng Ka-32 có chức năng chỉ thị mục tiêu.
Nhiều nước sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên các máy bay cảnh báo sớm… nhưng nhìn chung giá thành của các hệ thống này rất đắt (lên đến hàng trăm triệu USD).

Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân đã nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa… để thiết kế, xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới cơ động trên biển.

Xây dựng hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu và tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa; lắp đặt thử nghiệm và tích hợp hệ thống lên tàu; xây dựng các phần mềm tính toán, truyền số liệu và đồng bộ hệ thống… Hệ thống chỉ thị mục tiêu có khả năng quan sát phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho tên lửa, bảo đảm phát huy hết tầm bắn của các loại tên lửa đối hải.

Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động trên biển cho tên lửa đối hải có giá thành thấp, hoạt động tin cậy, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra. Hệ thống đã được lắp đặt, thử nghiệm thành công và bàn giao cho các đơn vị phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Cùng với các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện có, việc đưa vào sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu này sẽ góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân.

PV - http://thutuongnguyentandung.net/


Read More Add your Comment 0 comments


'Hai vị Vua' ở Quân cảng Cam Ranh



Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để "yết kiến" hai vị "vua".

Sáng mờ sương, chiếc xe loại UAZ 469 huyền thoại chở chúng tôi xuyên qua những trảng cát lúp xúp bụi cây, những đầm phá nhỏ xen giữa các triền đồi thấp. Sau chừng 20 phút chạy từ sân bay Cam Ranh, đã thấy trước mặt một vùng trời nước. Vịnh Cam Ranh tĩnh lặng như nàng tiên nằm ngủ yên lành giữa những triền núi thẳm xanh, dù phía xa kia Biển Đông không ngơi sóng gió.

Vịnh Cam Ranh - Địa thế chiến lược


Đặc trưng địa lý khu vực Đông Nam Á với thềm lục địa ngắn, dốc, biển ăn sâu vào đất liền thể hiện rất rõ nơi vùng đất này. Biển đang mênh mông, khi vào đến đây chợt gặp bán đảo Cam Ranh như cánh tay vươn dài, với núi Ao Hồ thuộc phần nam của dãy núi Đồng Bò sừng sững, cao gần 500m án ngữ, bao bọc lấy một vùng nước rộng bên trong.

Dường như thấy rằng chừng ấy cũng chưa đủ chở che, thiên nhiên đã kiến tạo thêm một hòn đảo nằm ở đầu mút bán đảo Cam Ranh – đảo Bình Ba, án ngữ nơi cửa vịnh cùng tên. Ở phần cuối vịnh Bình Ba về hướng tây bắc, biển đột nhiên thu hẹp lại thành một eo nước nhỏ, hai bên là hai mũi đất cao – Mũi Điện và Mũi Hời. Xuyên qua eo Bé là vịnh Cam Ranh mênh mông, thẳm sâu nhưng tĩnh lặng.

Thiên nhiên đã dành cho Cam Ranh một thế núi biển ngọa hổ tàng long. Thế nên, từ lâu vùng đất hiểm trở này đã được sử dụng vào mục đích quân sự. Sau khi khởi sự công cuộc thực dân tại Đông Dương vào nửa cuối thế kỷ 19, người Pháp đã chọn Cam Ranh để xây dựng quân cảng.

Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật hồi đầu thế kỷ 20, khi quân Nga liên tiếp thất trận ở Thái Bình Dương, Nga hoàng Nicholas II đã lệnh cho Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy Hạm đội Baltic sang Thái Bình Dương tiếp viện.

Đội tàu Baltic đã làm một chuyến hải trình từ Đại Tây Dương xuống cực nam châu Phi rồi vòng lên Ấn Độ Dương. Sau khi vào Biển Đông, vào năm 1905, Đô đốc Rozhestvensky đã chọn Cam Ranh làm nơi đồn trú trong chừng một tháng trời để chuẩn bị cho trận hải chiến tại eo biển Tushima.

Khi bóng dáng những chiến hạm của Nga vừa khuất giữa mịt mù sóng nước Biển Đông cũng là lúc người Pháp ráo riết biến Cam Ranh từ một quân cảng nho nhỏ thành căn cứ quân sự lớn, phục vụ cho các chiến dịch thực dân khắp Đông Nam Á.

Hình vẽ minh họa hoạt động nhộn nhịp của tàu chiến Hải quân Liên Xô tại vịnh Cam Ranh.

Kể từ giờ phút đó, Cam Ranh với địa thế đắc địa hiếm hoi bên bờ Biển Đông luôn giữ vai trò là quân cảng quan trọng của Pháp.

Sau này, người Mỹ cũng đã xây dựng Cam Ranh thành căn cứ không quân, hải quân lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Lúc cao điểm, có tới hơn 30.000 quân Mỹ và đồng minh cùng các đội tàu khu trục, hộ tống, tàu đổ bộ và máy bay tuần tra, tiêm kích, cường kích đóng ở Cam Ranh.

Sau ngày đất nước thống nhất, Cam Ranh dần trở thành một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô, làm thế đối trọng với quân Mỹ tại căn cứ Subic ở Philippines.

Vào thời điểm năm 1986, có tới hơn 6.000 người Nga bao gồm quân nhân, kỹ sư, công nhân đóng tại Cam Ranh, kèm theo đó là một đội tàu hùng mạnh, với khu trục hạm, tiểu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm hạt nhân và tàu cao tốc.

Tháng 5/2002, quân nhân Nga cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt thời kỳ hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại quân cảng này. Người Nga rời đi, nhưng Cam Ranh với thế núi chở che biển cả vẫn giữ nguyên giá trị chiến lược đặc biệt của mình.

Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng vốn được mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để “yết kiến” hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Tên của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc giờ đây được đặt tên cho hai chiến hạm tối tân nhất của một lực lượng Hải quân đang trên đường hiện đại hóa – hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.

"Hai vị vua" ở Cam Ranh

Khi chiếc UAZ 469 còn ở trên triền dốc xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng những chiếc tàu xám trên nền nước ửng hồng buổi bình minh. Có thể dễ dàng nhận ra hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ qua vóc dáng đồ sộ, cũng như lớp vỏ thép nhẵn nhụi vốn là đặc trưng của những tàu chiến tàng hình, nằm giữa những chiến hạm nhỏ hơn, thuộc các lớp Molniya, đậu theo đội hình gần đấy.

Tàu Gepard 3.9 được đóng tại Nhà máy Zelenodolsk ở nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Đây là loại tàu chiến hiện đại, có khả năng tàng hình và hỏa lực rất mạnh, với hệ thống vũ khí chống ngầm, chống hạm và phòng không ứng dụng các công nghệ mới nhất. Tàu được thiết kế để chịu các điều kiện đại dương khắc nghiệt nhất và có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày liền. Hiện nay, chỉ mới có Nga – nước sản xuất – và Việt Nam đưa vào biên chế hải quân loại tàu này.

Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên chính thức được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh vào tháng 3/2011 và được đặt tên theo người anh hùng đã bình định 12 sứ quân để lên ngôi vua – Đinh Tiên Hoàng.

"Hai vị vua" tuần tra bảo vệ biển đảo Việt nam.


Chiếc thứ hai được biên chế vào cùng đơn vị hồi tháng 8/2011, và mang tên vị vua dời đô Lý Thái Tổ. Như vai trò của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập, hai chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đóng vai trò tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, với ưu tiên hướng tới Hải quân và Không quân.

Chủ trương này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ vào ngày 3/8/2011: “Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”.

Quân đội sẽ từng bước được hiện đại, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng. Trong xu hướng đó, sắp tới đây, các chiến hạm Gepard tân tiến hơn, với các tính năng chiến đấu mạnh mẽ hơn, sẽ được bổ sung vào lực lượng Hải quân Việt Nam. Song song đó là các nỗ lực tự chế tạo tàu chiến và tên lửa đã, đang và sắp được triển khai.

Lúc tới thăm quân cảng Cam Ranh, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến không khí hối hả trên công trường xây dựng căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo. Sau vài năm nữa, một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại sẽ chính thức ra mắt tại đây, như chính tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh vào ngày 3/8/2011: “Trước mắt, trong 5, 6 năm tới, ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”.

Huấn luyện làm chủ Gepard 3.9


Trong căn phòng nhỏ nằm giữa thân chiến hạm Lý Thái Tổ, Thượng úy Nguyễn Hải Dương dán mắt vào màn hình radar, bên tai anh, chốc chốc lại vang lên khẩu lệnh của Thuyền phó – Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng từ phòng chỉ huy trên cao vọng về: “Mạn phải 30, góc tầm 45, mục tiêu bay vào…”.

Trên màn hình xuất hiện tín hiệu chiếc máy bay mục tiêu lúc này đang đảo vòng trên bầu trời vịnh Cam Ranh. Chiếc máy bay lúc ẩn lúc hiện, như cố tìm cách thoát ra khỏi “vùng phủ sóng” của radar, nhưng bất kể thế nào, Dương và tổ chiến đấu của anh vẫn khóa chặt được “con mồi”. Nếu đây là thực tiễn chiến đấu, chàng sĩ quan trẻ chỉ cần nhấn nút phát hỏa là mục tiêu bị hạ.

Nguyễn Hải Dương vốn là học sinh chuyên toán ở Nghệ An. Thế rồi tình yêu biển đã thôi thúc anh gia nhập Hải quân. Sau khi ra trường, anh nhanh chóng trở thành một chuyên gia súng pháo, tên lửa cừ khôi trên các tàu tên lửa.

Chuẩn bị cho tiến trình hiện đại hóa Hải quân nhanh chóng, Nguyễn Hải Dương cùng nhiều sĩ quan thuộc thế hệ trên dưới 30 tuổi như anh đã được chọn đào tạo bài bản để tiếp nhận loại tàu chiến hiện đại Gepard 3.9. Từ khi lên tàu mới, Dương như chú đại bàng biển mọc thêm cánh. Những kỹ năng chiến đấu của anh và đồng đội không ngừng được hoàn thiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, Dương và đồng đội đã làm chủ được con tàu.

Trong chừng hai tiếng đồng hồ, lực lượng trên hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đã thực hành bài bắn hạ mục tiêu trên không. Mục tiêu là một chiếc tàu lượn bay rất cao, ẩn hiện giữa những quầng mây xám trên biển. Các vị trí chiến đấu từ chỉ huy tàu, sĩ quan tín hiệu, sĩ quan cao xạ, súng, pháo, radar và tên lửa đã phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, dồn tất cả hỏa lực vào mục tiêu.

Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng trên buồng chỉ huy.

Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng cho biết: “Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ thuộc thế hệ tàu chiến hiện đại, có khả năng tác chiến độc lập trên biển rất cao. Chiến thuật được áp dụng với loại tàu này cũng có nhiều khác biệt so với truyền thống.

Thế nên, việc đào tạo cho các sĩ quan chỉ huy là rất quan trọng. Anh em chúng tôi ở đây đều là những sĩ quan từng kinh qua các lớp tàu tên lửa thế hệ trước, giờ được đào tạo rất kỹ càng ở trong và ngoài nước nên làm chủ phương tiện rất nhanh. Sau hai năm đào tạo, giờ đây từ sĩ quan chỉ huy tàu tới sĩ quan các bộ phận đều đã thành thạo các kỹ năng chiến đấu”.

Còn Thượng tá Đỗ Quốc Tuấn – Thuyền trưởng tàu Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Không chỉ tiếp thu các thao tác kỹ thuật để điều khiển tàu từ các chuyên gia Nga, anh em còn dịch thuật tài liệu, nghiên cứu các bài tập chiến thuật mới để hoàn thiện kỹ năng chiến đấu. Trên cơ sở chiến thuật của nước ngoài, chúng tôi kết hợp với chiến thuật của Việt Nam, đặc biệt là từ kinh nghiệm chiến đấu của các thế hệ cha anh, để áp dụng vào loại tàu chiến hiện đại này”.

Luyện tập bắn mục tiêu trên không.

Rời quân cảng Cam Ranh vào buổi chiều muộn, khi buổi thao luyện vừa kết thúc, chúng tôi cảm nhận được nhiệt tình và quyết tâm của các anh qua từng cái bắt tay chắc nịch. Từ những chiếc “xuồng tên lửa”, giờ đây các anh đã bước lên những chiếc tàu chiến tối tân, đại diện cho một lực lượng Hải quân Việt Nam hiện đại.

Từ chốn cỏ lau, Đinh Bộ Lĩnh đã dấy binh dẹp loạn, lên ngôi hoàng đế, đem thái bình thịnh trị khắp cõi trời nam, đặt nền móng vững chắc cho một quốc gia độc lập. Lý Thái Tổ dời đô từ chốn chật hẹp ra chỗ mênh mông, cũng với quyết tâm tạo nên một chỗ đứng vững chắc, một vị thế đĩnh đạc cho nước nhà trong bối cảnh vừa thoát khỏi sự đô hộ của phương Bắc.

Trên tinh thần đó, hai chiến hạm Gepard 3.9 ở quân cảng Cam Ranh, mang hiệu hai vị hoàng đế thuộc thời đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc, là một minh chứng cho quyết tâm không gì lay chuyển được, là biểu trưng cho ý nguyện của toàn dân Việt Nam trong việc bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển mà cha ông ngàn xưa để lại.

Tên vịnh Cam Ranh có nghĩa là “bến nước ngọt”, nằm ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa phía Nam Việt Nam, là đỉnh tột cùng nhô ra nổi bật nhất của đường bờ biển hình vòng cung phía Đông Nam Việt Nam, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Khoảng cách từ vị trí này đến tuyến hàng hải quốc tế ở hai đại dương nói trên chỉ bằng hải trình một tiếng đồng hồ, vì thế Cam Ranh có vị trí chiến lược hết sức đắc địa, từ trước đến nay vẫn luôn là vị trí giành giật tất yếu của các nhà quân sự.

Vịnh Cam Ranh bốn bề được bao bọc bởi một quần thể núi đá cao khoảng 400m, ăn sâu vào đất liền 17km, rộng 6km, diện tích thủy vực rộng hơn 100km2. Độ sâu trong vịnh bình quân từ 16 đến 25m, chỗ sâu nhất đến 32m, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên có giá trị nhất thế giới.

Trong vịnh có thể đỗ được hàng trăm tàu cỡ lớn hàng vạn tấn, kể cả tàu sân bay. Nội cảng được phân thành hai khu vực là cảng quân sự và cảng thương mại, trong đó cảng quân sự nằm ở thị trấn Cam Ranh bờ phía đông, sâu 14m, có 6 cầu tàu chính, xưởng đóng tàu có thể sửa chữa các tàu cỡ lớn và đóng tàu cỡ nhỏ, còn có kho chứa dầu, kho đạn dược và kho quân nhu đảm bảo cơ sở vật chất, hệ thống trinh sát điện tử và thông tin cũng tương đối hoàn thiện. Khu ngoại cảng hay còn gọi là đảo Bình Ba, sâu trung bình từ 10 đến 22m, tương đối thuận tiện, có đường sắt và đường bộ liền nhau.


Read More Add your Comment 0 comments


Hình ảnh diễn tập chiến đấu của Trung đoàn bộ binh 141



Hình ảnh những người lính bộ binh ôm trên mình khối thuốc nổ thoăn thoắt áp sát, tiến công mục tiêu, đánh phá lô cốt, xe tăng, hay đánh cửa mở, chiếm đầu cầu…

Đó là những bài huấn luyện của Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Được chứng kiến bài tập của các chiến sĩ ở Trung đoàn 141 mới thấu hiểu “chất thép” của những người lính bộ binh ở tuyến 1, đòi hỏi ở mỗi người lính sự tập trung cao độ và tính quyết đoán cao.

Dưới đây là một vài hình ảnh cuộc diễn tập chiến đấu bộ đội Trung đoàn 141:

Chiến sĩ Đại đội 14 trên đường cơ động ra bãi tập.

Đại đội 14, Trung đoàn 141 luyện tập lấy phần tử cho pháo cối 100 mm.

Đại đội bộ binh tiến công địch địa hình rừng núi.

Bài tập dùng bộc phá đánh lô cốt, xe tăng địch.

Việc tạo và sử dụng bộc phá luôn đòi hỏi người lính tính cẩn thận, tỉ mỉ và sự tập trung cao độ.

Trong thực tế chiến đấu, một cây nổ dài gồm 34 bánh thuốc nổ TNT tương đương 6,2kg thuốc nổ.


Thực hành tạo cây nổ dài để phá hàng rào địch.

Luyện tập chiến thuật ở Đại đội 7 Tiểu đoàn Bộ binh 2.

Theo Baodatvietdatviet


Read More Add your Comment 0 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved