Bài viết mới nhất

Bẻ cong ngòi bút che khuất lòng yêu nước



Mặc dù là một bài báo nhỏ được đặt ở góc khuất của báo Thanh Niên (ra ngày 4/9/2012) nhưng đã gây cho tôi một sự xúc động lớn. Tôi tin bất kì ngưòi Vịệt Nam bình thường nào cũng có cảm xúc như tôi. Đó là bất bình đến phẫn nộ trước sự hèn kém, nhu nhược thảm hại của những ngưòi soạn SGK. Tệ hại hơn sự hèn kèm, nhu nhựơc và có dấu hiệu phản quốc này của lũ ngưòi mạt hạng lại khốn nạn hơn khi rắp tâm truyền sự đốn mạt, vong quốc nô này cho thế hệ tương lai của chúng ta. Những cháu bé đang chập chững vào đời.

Tác giả bài báo đó là ông Trần Cao Duyên. Dưới đầu đề “bài học nửa vời” ông TC Duyên cho biết Ở trang 4, 5 của SGK tiếng Việt 3 tập 2 dậy cho các cháu học sinh lớp ba trong bài tập đọc Hai Bà Trưng kể về chiến công vĩ đại của hai vị nữ anh hùng dân tộc nhưng các tác giả của loại sách khuôn vàng thước ngọc này lại không dám nhắc đến kẻ thù , giặc ngoại xâm đã xâm chíếm nứơc ta, gây ra bao thảm hoạ đối với dân Việt Nam dạo đó.

Thậm chí ngay đến chữ phương Bắc để ám chỉ kẻ thù tàn ác dã man đó cũng không được nêu lên. Bài tập đọc chỉ loanh quanh nói mù mờ” kẻ xâm lựơc, quân thù, giặc ngoại xâm” chung chung. Ở thế hệ tôi những ngưòi đã ngoài 60 thì bất kể ai cũng thuộc nằm lòng tên kẻ thù đã đại bại trứơc hai vị nữ anh Hùng. Đó là quân Đông Hán. Rồi tranh Đông Hồ mỗi dịp tết về luôn luôn có hình ảnh Hai Bà trên mình voi chiến “lộng lẫy chiến bào”, còn bọn Đông Hán mặt mũi xanh lét bị dày xéo dưới chân voi. Vậy mà các vị làm SGK ..Chao ôi. Tôi thiết nghĩ , các nhà soạn SGK là những nhà sư phạm không đến nỗi nào lại soạn ra một thứ giáo trình thiếu khoa học, thiếu tư duy biện chứng và đi ngựơc lại sự thật lịch sử hiển nhiên đến vậy. Họ chắc cũng ít nhiều có lòng yêu nước, và cũng thuộc lịch sử Việt nam nhưng chắc vì một mệnh lệnh, một chỉ thị nào có quyền hành lắm nên họ đành phải ngiến răng mà chấp hành để làm mù mờ một trang sử vẻ vang của dân tộc, để tạo ra những trang giáo khoa dậy trẻ một cách thiếu khoa học và đạo lý đến vậy.

Trần Ích Tắc và Trần Kiện
chạy theo Thoát Hoan lên biên giới
Thứ cấp bậc đủ sức chỉ đạo để những ngưòi làm SGK phải bẻ cong ngòi bút, để che khuất lòng yêu nước làm công việc nửa vời đầy hèn nhát như vậy chắc phải cỡ to lắm, có quyền lực lắm. Tôi chợt dùng mình, nếu đúng như  bài báo viết và suy nghĩ của tôi thì những điều bán tín bán nghi về một bọn Trần Ich Tắc hiện đại đang leo cao làm băng hoại, ngăn cản lòng yêu nứoc ở Việt nam ta là có thật, và đang tác yêu tác quái trong mọi lĩnh vực.

Lại nữa. Trước sự bất bình dữ dội của lòng yêu nước mà bài báo vô tình khơi dậy , thì GS Nguyễn Minh Thuyết – Không biết có phải là ngài GS đã từng nổi tiếng là vị đại biểu quốc hội chuyên phê phán lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đang phá hoại nền kinh tế nứơc ta lại lên tiếng. Thật đáng tiếc nếu đúng là vị GS đáng kính đó thì từ vị trí của một trong những vị soạn SGK lại tung ra những lý lẽ lúng túng thiếu khoa học, thiếu cơ sở để loanh quanh bào chữ cho việc không đưa đích danh, không chỉ mặt kẻ thù trong bài viết về Hai Bà Trưng là đúng. Tôi chợt nghĩ đến những bài phát biểu hùng hồn phê phán về lợi ích ngành, lợi ích nhóm ,lợi ích cục bộ ..Chả nhẽ vì lợi ích của nhóm người soạn SGK đang tuân thủ sự chỉ đạo nào đó mà GS Thuyết đã làm một việc bào chữa vô lối cho một sự hèn hạ khi không dám nói tên kẻ thù trong một chiến công hiển hách của cha ông chúng ta sao. Đúng là nanh vuốt Trần Ích Tắc hiện đại đã bộc lộ sức mạnh đen tối đang khuynh đảo đến giới trí thức của ta rồi. Buồn thay, đáng sợ thay.

theo trannhuong


Read More Add your Comment 0 comments


Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng



Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:



Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.

-> Đọc thêm: Sự thật: TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark

Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.

Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:



Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html


Read More Add your Comment 0 comments


Nga khoan giếng dầu "thành công" ở VN



Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như là một phần của mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo Reuters.

Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km, nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt Nam.

Khí từ mỏ Lan Đỏ dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết.
TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.

Quyền lợi của đối tác


Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Bấm Lương Thanh Nghị từng nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.

Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.

So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.

Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện Phú Mỹ 3.


Read More Add your Comment 0 comments


Quyết định lập Cục Công nghệ Thông tin quốc phòng



Sáng 18/4, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN đã long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập và trao Quân kỳ Quyết thắng cho Cục CNTT.

-> Xem thêm: Tiểu sử Đỗ Bá Tỵ: Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam

Đối với Quân đội ta, trong những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong chỉ huy, điều hành và điều khiển vũ khí, trang bị phát triển tương đối mạnh, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin quân sự quốc phòng, bảo vệ chủ quyền thông tin quốc gia trên không gian mạng.

Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Cục CNTT trực thuộc BTTM. Đây là cơ quan đầu ngành quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin trong quân đội; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong không gian mạng trong toàn quân và tham gia bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng của Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội khác.

Tại buổi lễ công bố quyết định, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và giao nhiệm vụ cho Cục CNTT.

Dự Lễ Công bố Quyết định thành lập Cục CNTT còn có đại diện các Bộ, Ban, ngành của Đảng, Nhà nước; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội.


Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng trao Quân kỳ Quyết thắng cho đại diện Cục Công nghệ Thông tin/BTTM. Ảnh: Hồng Cường

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh: “Sự phát triển và ứng dụng rộng rãi những thành tựu của Công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quân sự quốc phòng đã tạo sự phát triển nhanh chóng của vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự và đời sống xã hội trên toàn thế giới và làm cho tốc độ toàn cầu hóa nhanh hơn.

Song, cũng xuất hiện nhiều nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn. Đã có nhiều vụ mất an toàn thông tin và các cuộc chiến tranh thông tin đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, quân sự của một số quốc gia.”

Thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sỹ Cục CNTT/BTTM, Cục trưởng Thiếu tướng Ngô Đức Sơn bày tỏ quyết tâm quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm túc những chỉ thị, nhiệm vụ, yêu cầu được giao; khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết thống nhất cao, thường xuyên đổi mới vươn lên, xây dựng Đảng bộ Cục CNTT trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng ngành CNTT trong toàn quân ngày càng phát triển vững chắc.


Read More Add your Comment 0 comments


Sự nghiệp bà Đặng Thị Hoàng Yến qua ảnh



Gần đây trên Internet xuất hiện nhiều thông tin về bà Đặng Thị Hoàng Yến, vậy bà Dang Thi Hoang Yen la ai? là người như thế nào ? Mời độc giả xem sơ qua về tiểu sử của bà Đặng Thị Hoàng Yến:

Bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm 1959, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Tạo. Ngoài ra, bà Hoàng Yến còn là Chủ tịch diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ, thành viên Hội đồng tư vấn các nước ASEAN - ASEAN BAC… Trong 3 năm liên tiếp 2008, 2009, 2010, bà được xếp vào top 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam trên sàn giao dịch chứng khoán. Hiện nay, bà vẫn là một trong số những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.


Là con cả trong gia đình nghèo có 4 người con, năm 1980, bà Yến tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và được phân công về làm việc tại UBND Quận 5 (TP.HCM). Đến năm 1992, bà Yến được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tư của Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND TP. HCM. Chỉ trong hai năm, bà Yến đã đưa được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào TP. HCM trên 1,5 tỷ USD.


Năm 1993, bà Yến quyết định tạo dựng con đường đi cho riêng mình. Không có một đồng vốn, bà quyết tâm đi làm thuê cho các công ty nước ngoài để dành dụm tiền thực hiện khát vọng của mình.


Một trong những câu nói nổi tiếng được nhiều người biết đến của bà Yến là: "Khó khăn trong kinh doanh được ví như cánh cửa đóng chặt, nhưng nếu chỉ có một khe hở nhỏ đủ để một sợi tóc xuyên qua, tôi cũng sẽ bẩy tung cánh cửa đó để bước chân vào" .


Trong cuộc sống riêng, bà Đặng Thị Hoàng Yến nếm trải những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng của bà khi con gái đầu lòng mới được vài tuổi.


Năm 2011, bà Yến cùng 9 dân Việt Nam tiêu biểu khác (gồm: GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Trần Thùy Mai, GS.TS Nguyễn Thị Kim Chúc, TS.BS Phạm Hùng Vân, PGS.TS Trần Thị Minh Diễm, BS. Trương Thìn và GS.TS.BS Nguyễn Đức Hinh) được nhận giải Cống hiến vì những hoạt động nhân đạo của mình. Tuy nhiên, điều làm cho dư luận quan tâm nhiều nhất trong thời điểm này về bà Yến là những lùm xùm thiếu trung thực xung quanh việc khai lý lịch để ứng cử đại biểu Quốc hội.


Theo báo Người cao tuổi, những năm 1980, bà Đặng Thị Hoàng Yến là đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác ở Văn phòng UBND quận 5, TP Hồ Chí Minh. Một số đảng viên từng công tác với bà Yến thời gian này vẫn còn công tác, có người giữ vị trí lãnh đạo ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong lý lịch ứng cử ĐBQH, ở mục ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có) bà Yến khai là “không”, ngày chính thức: để trống.


Ngày 17-8-2007, bà Yến kết hôn với một Việt Kiều tại Mỹ tên là Jimmy Trần. Sau một thời gian làm việc ở Việt nam, tháng 9/2010, ông này bị truy tố vì có dấu hiệu phạm tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Ngày 27-9-2010, ông Jimmy Trần bị truy nã. Sau khi ông này trốn sang Mỹ, công an Việt Nam đã quyết định truy nã ông Jimmy Trần vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ Tổng Giám đốc Vietnam Land nhận tiền đặt cọc hợp đồng của các đối tác, nhưng không nộp về công ty mà chiếm đoạt”.


Trước đó tháng 7-2010, bà Đặng Thị Hoàng Yến có đơn xin ly hôn với ông Jimmy Trần. Trong lý lịch ứng cử ĐBQH, bà Yến cũng không nhắc tới người chồng này. Tháng 5/2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã được Ủy ban MTTQ tỉnh Long An giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.


Hiện bà Đặng Thị Hoàng Yến là ủy viên Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội. Ngay từ khi bắt đầu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII vào tháng 7-2011, đã có những ý kiến đặt vấn đề về tư cách đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Những thông tin liên quan tới tư cách, nhân thân của bà Yến khá nhiều và phức tạp.


Sau khi tư cách bà Yến được thẩm tra, sáng 17/4/2012, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An đã họp kín, lấy ý kiến về tư cách đại biểu Quốc hội với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Nữ đại biểu này bị nghi vấn không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13. Sau cuộc họp, ông Võ Lê Tuấn - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Long An cho biết, sẽ có ý kiến gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị xem xét tư cách đại biểu của bà Đặng Thị Hoàng Yến, còn việc bãi miễn tư cách đại biểu của bà Yến phải do cấp trên quyết định.


Ngày 18/4/2012, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 8 (khóa VII) do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm... chủ trì. Ngoài ra còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương. Sau khi nghe đại diện Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày các nội dung liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến, các đại biểu đã thảo luận, phân tích rõ những vấn đề mà đại biểu này đã vi phạm tư cách đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Hội nghị đã biểu quyết với 100% ý kiến tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.



Read More Add your Comment 0 comments


Philippine phản đối tàu Trung Quốc ra bãi Hoàng Nham



Ngày 16/4 rất nhiều người dân Philippine đã tập trung trước tòa nhà lãnh sự quán Trung Quốc tại Malina biểu tình phản đối Trung Quốc phái tàu ra bãi cạn Hoàng Nham trên biển Đông.

Bộ Ngoại giao Philippine cho biết tàu thuyền đánh cá của ngư dân nước này khi hoạt động trên vùng biển phụ cận bãi Hoàng Nham thuộc chủ quyền Malina (theo Philippine) đã bị tàu Trung Quốc "quấy nhiễu".





nguồn: http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Anh-Philippine-phan-doi-tau-Trung-Quoc-ra-bai-Hoang-Nham/147686.gd


Read More Add your Comment 0 comments


Truy tố Blogger Điếu Cày tội chống phá nhà nước



Viện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cáo trạng, năm 2001, Lê Xuân Lập (công tác tại Báo Thanh tra Chính phủ, đại diện ở TP.HCM) xin Hội Nhà báo Việt Nam thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng bị từ chối. Tháng 9.2007, sau khi thôi làm việc ở Báo Thanh tra Chính phủ, Lập tiếp tục có đơn xin Thủ tướng Chính phủ thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng cũng không được chấp thuận. Tuy nhiên, ngày 19.9.2007, ông Lập và một số người khác (trong đó có ông Nguyễn Văn Hải) hẹn gặp nhau tại một quán cà phê ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai) để thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, thiết kế blog do ông Lập làm chủ nhiệm. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hải tự động thay mật khẩu mới để nắm giữ, quản lý blog, tiêu chí bài viết không phù hợp nên ông Lập không tham gia nữa.


Ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải

Ông Nguyễn Văn Hải tập hợp thêm ông Phan Thanh Hải (blogger Anhbasaigon) và bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý), những người có cùng quan điểm tham gia. Sau khi quản lý blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, những người này có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, chống nhà nước và trên blog cá nhân của từng người. Từ tháng 9.2007 đến tháng 10.2010 đã có 421 bài (94 bài tự viết và 327 bài đăng lại từ những trang web chống phá nhà nước) đăng trên blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, trong đó có 26 bài viết có nội dung chống phá nhà nước.

Cáo trạng kết luận, các bị can trên đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do dân chủ, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet tạo ra blog “Câu lạc bộ nhà báo tự do” để liên lạc, trao đổi, đăng nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước nhằm kích động, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân, lôi kéo những phần tử có tư tưởng chống đối nhằm gầy dựng, chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ sẽ sẵn sàng hoạt động thay đổi chế độ.

Cáo trạng cũng quy kết các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn sang Thái Lan từ ngày 13.3.2008 - 16.3.2008 để tham gia khóa huấn luyện mục đích nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam.

Quang Hiển/Thanh niên


Read More Add your Comment 0 comments


Khoe "mai gặp Thủ tướng", dọa "xử" cả Bộ trưởng Công an!



Bị cảnh sát dừng xe vì vi phạm giao thông ở nút giao thông Hoàng Diệu - Trần Phú (Hà Nội), Hoa Chí Thanh hất hàm hỏi: “Thằng nào là chỉ huy ở đây?”, rồi khoe “mai gặp Thủ tướng” và dọa: “Kể cả là Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), bố mày cũng cho xử luôn…”!

Vụ việc chống người thi thành công vụ trên xảy ra vào 14 giờ 35 phút chiều 13-4 tại nút giao thông Hoàng Diệu - Trần Phú, quận Ba Đình - Hà Nội.

Thấy một nam thanh niên điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao, đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, tổ công tác đặc biệt Y1/141 Công an Hà Nội do Thiếu tá Trần Quang Vinh, Đội phó Đội CSGT số 1,  làm tổ trưởng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

Hoa Chí Thanh đang thách thức một cảnh sát cơ động


Thiếu tá Trần Quang Vinh đã yêu cầu thanh niên này dắt xe máy về chốt để kiểm tra hành chính. Thay vì chấp hành, người thanh niên vẫn không chịu dắt xe và nói với một chiến sĩ CSCĐ: “Đấy, mày dắt xe đi…”. Sau đó, nam thanh niên còn hùng hổ hất hàm hỏi một chiến sĩ CSGT trong tổ công tác: “Thằng nào là chỉ huy ở đây?”.Rồi để thách thức tổ công tác, nam thanh niên để luôn xe giữa đường, đồng thời luôn miệng lăng mạ, chửi bới.

Khi được tổ trưởng tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ liên quan, anh này vừa mở cốp xe, vừa nói to: “Kể cả là Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an - PV) bố mày cũng cho xử luôn…”!

Dọa "xử" cả người đứng đầu ngành công an


Lực lượng chức năng đã nhiều lần nhắc nhở người thanh niên không được lộng ngôn khi liên tục lăng mạ, xúc phạm đến danh dự và uy tín của lãnh đạo Bộ Công an nhưng anh ta vẫn… văng tục, chửi bậy.

Do không có giấy đăng ký xe, Thiếu tá Vinh yêu cầu lập biên bản thì nam thanh niên này rút điện thoại cho một người nào đó để “tố” tội tổ công tác. Điện thoại xong, anh này tiếp tục lăng mạ: “Chúng mày giỏi thì cứ giữ xe bố đi. Chúng mày đừng tưởng Bộ trưởng Trần Đại Quang mà to... Bố cho chúng mày cả xe này luôn đấy”.

Trước hành vi trên, tổ công tác đã khống chế và áp giải nam thanh niên trên về Công an phường Điện Biên – quận Ba Đình. Trên đường đi, người thanh niên tiếp tục dọa: “Thằng nào dám bắt bố… hơi bị to gan đấy, mai bố lên gặp Thủ tướng”!

Hoa Chí Thanh "khoe": "Mai lên gặp Thủ tướng"


Chưa dừng lại ở đó, khi đã tới trụ sở Công an phường Điện Biên, người thanh niên còn “tố” với tổ trực ban rằng anh ta bị cảnh sát đánh và “khoe” vừa điện cho ông ngoại ở Thanh tra Chính phủ và Công an quận Ba Đình.

Cũng tại đây, nam thanh niên khai nhận tên là Hoa Chí Thanh, con trai của một cán bộ đang công tác ở Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng. Thanh cũng tự giới thiệu đang là cán bộ ở Bộ GTVT.

Hiện Công an phường Điện Biên đang tạm giữ Hoa Chí Thanh để điều tra, làm rõ.

Tin-ảnh: F.Hưng


Read More Add your Comment 0 comments


Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt



Nhắc đến cuộc chiến đã  lùi xa, cựu TT Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.

Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Lúc đó, không phải ai cũng chia sẻ với ông suy nghĩ ấy. Nhưng, những ai biết những nỗi đau cá nhân mà ông Kiệt từng chịu đựng, mới thấy, đây không chỉ là ý kiến của một nhà chính trị, đây còn là sự sẻ chia rất con người.

Để làm nên chiến thắng 30.4.1975, những người con đất Việt không chỉ hi sinh xương máu. Có những sự hiến dâng không thể đặt tên. Có những nỗi đau không thể nói bằng lời. Và những mất mát, đau thương cũng có hàng ngàn diện mạo....

Trong đó nỗi đau chia ly Bắc - Nam của những gia đình  phải chia cắt cùng vĩ tuyến 17. Kể cả khi giang sơn thống nhất rồi thì vết cắt chia ly vẫn chưa hẳn đã được lành lặn. Trong số đó, có những người con tập kết, họ đã vượt lên trên nỗi đau riêng tư để từng bước cùng đất nước hồi sinh và vươn dậy. Nhân dịp kỷ niệm 30/4 - ngày thống nhất đất nước, Bee xin đăng lại những câu chuyện cảm động về những gia đình, những người con mà nghị lực của họ vượt lên trên cả sự thử thách của chiến tranh, của chia ly, của số phận.

...Hôm qua, 15/6 ( 15/6/2008 - bài viết được đăng tải trên Sài gòn Tiếp thị vào dịp Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Để giữ nguyên tính chân thực của câu chuyện, chúng tôi xin giữ nguyên những chi tiết  liên quan tới thời gian trong bài -  Bee.net.vn) ông đã “phục tùng tổ chức” để về yên nghỉ tại nghĩa trang thành phố. Trong thâm tâm, ông muốn tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ yêu quý nhất của ông đã mãi nằm lại đó.

Đồng chí Võ Văn Kiệt tại vùng căn cứ U Minh

Đầu năm 1966, khi người con trai út, Phan Chí Tâm, vừa được sanh ra ít lâu, vợ ông, bà Trần Kim Anh, muốn cho ông biết mặt con, đã bế Tâm và dắt theo cô con gái Phan Thị Ánh Hồng, sinh năm 1958, ra chiến khu thăm chồng. Từ Sài Gòn, bà Tư Cách, một cơ sở của ông dẫn bà Kim Anh đi theo đường sông, lên tới đoạn, bên này là Củ Chi, bên kia là Bến Cát thì chuyến tàu khách của họ bị ném bom. Họ chết mà chưa bao giờ tìm thấy xác.

Đầu năm nay, ông viết, “tôi có cảm giác như vợ và các con đang đợi tôi”. Bác sĩ riêng thời chiến tranh của ông, ông Huỳnh Hoài Nam, kể: “Trong suốt những năm ở trong rừng, ông luôn mang theo một tấm hình và hai bộ đồ của vợ”. Sau ngày 30.4, khi tình hình tạm ổn, ông đã tìm đến khúc sông ấy, đứng nhiều giờ để cố tìm xem, vợ và các con ông đang thực sự yên nghỉ ở đâu. Bác sĩ Nam nói: “Trên đường về, hàng giờ, ông không nói một lời nào cả”.

Sau khi nghe tin mẹ mất, con trai lớn của ông là Võ Dũng, sinh năm 1951, khi ấy đang cùng với em gái, Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, học ở Hà Nội, nằng nặc đòi được vào Nam. Trung ương có điện thoại cho ông. Ông đồng ý. Trong thâm tâm, ông cũng muốn có chút ruột rà máu mủ ở bên mình.

Võ Dũng là một thanh niên ngang bướng, làm lính cơ quan “Khu bộ” thì rất “ngứa chân, ngứa tay”. Dũng nói: “Con đâu phải vào đây để đào hầm cho ba”. Bác sĩ Nam tâm tình: “Dũng, em về đây làm gì?”. Dũng trả lời: “Chiến đấu”. “Em không thấy bọn anh cũng đang chiến đấu sao?”. “Có, nhưng cứ toàn chiến đấu trong xó không à”. Bác sĩ Nam đành phải nói lại với ông Kiệt. Ông đồng ý. Về đơn vị chiến đấu, Võ Dũng nhất quyết đòi phải được bổ vào bộ phận trinh sát. Sáu tháng sau, trong một lần trinh sát một đồn địch nằm trong vùng quê mẹ, Rạch Giá, Võ Dũng hy sinh. Năm ấy, anh chỉ mới vừa tròn 20 tuổi.

Không ai biết được ông đã chịu đựng mất mát ấy như thế nào. Trước ba quân, ông vẫn mạnh mẽ như không có chuyện gì. Nhưng, đêm về, bác sĩ Nam kể, thì nỗi cô độc không thể nào kể xiết. Ông lặng lẽ một mình, kêu bác sĩ Nam, “Cho tao ly chà và”, từ ông dùng để chỉ cà phê đen. Bác sĩ Nam nói: “Tôi đưa cà phê cho ông và biết, lại thêm một đêm ông không ngủ”.


Bà Trần Kim Anh


Võ Dũng

 Nhưng, theo bác sĩ Nam, “hình như trời đất vẫn còn ngó tới ông ấy”. Qua năm sau, 1972, Trung ương hội Phụ nữ điện vào báo cho ông là đã tìm được người con trai sinh năm 1952, Phan Thanh Nam. Đây là người con trai mà ông có được trong lần ra Bắc hồi năm 1951. Trở lại miền Nam, ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi nói hết với vợ. Bà ấy nghe, cũng buồn nhưng không trách móc gì. Bà ấy thỉnh thoảng lại nhắc, phải tìm được thằng Nam về”.

Mỗi lần cứ có người ra, ông Võ Văn Kiệt lại nhắn nhờ tìm Phan Thanh Nam. Năm 1972, bà Bảy Huệ, phu nhân của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người năm 1959 đưa Võ Dũng và Hiếu Dân ra Bắc và chăm sóc, đã tìm được Nam về cho ông. Ngày cha con gặp nhau, ông đang ở một căn cứ gần kênh Biện Nhị, xã Khánh Lân, Cà Mau. Ông đợi con, lâu lâu lại hỏi: “Nó tới đâu rồi?”. Gặp nhau, bác sĩ Nam kể: “Hai cha con ôm nhau nửa tiếng, không nói một lời, rồi cả hai cùng khóc. Chúng tôi, cũng ra phía sau, ngồi khóc”.

Ông Võ Văn Kiệt kể: “Tôi kể cho Nam về vợ tôi. Nó nghe rồi nói, “con nhận mẹ của Hiếu Dân và anh Dũng làm mẹ”. Tôi cũng nói rõ với Hiếu Dân nhưng chủ yếu là để cho hai đứa hiểu nhau một cách tự nhiên. Tôi rất mừng, giờ tụi nó quý nhau lắm”. Sáng 15-6, khi đọc lời cảm tạ của gia đình, con trai ông, Phan Thanh Nam, đã không quên nhắc đến những người đã khuất: “Chúng con xin cám ơn Má, anh Hai và các em, đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tranh, để lại tình thương yêu vô bờ bến”.

Tôi đã không ít lần gặp chị Võ Hiếu Dân, người con duy nhất còn lại của bà Trần Kim Anh, hy vọng nghe từ chị những ký ức về mẹ mình. Nhưng, chưa bao câu chuyện có thể tiếp tục. Cho tới tận bây giờ, chị Hiếu Dân vẫn không thể nào cầm được nước mắt mỗi khi nhắc về mẹ.

Gần đây, ông đã có rất nhiều nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những người chết trong thời gian học tập cải tạo; gặp gỡ lãnh đạo hai địa phương, Bình Dương và TP.HCM để bàn về vấn đề nghĩa trang của những người lính Sài Gòn cũ. Mấy năm trước, khi cô cháu ngoại mang về cho ông mấy cuộn phim do người Việt ở nước ngoài làm về những thuyền nhân vượt biên trong những năm sau 1975, ông xem, xúc động và có rất nhiều trăn trở.

Khi ông nói, “yêu nước có thể bằng nhiều con đường”, là ông nói bằng chính từ nỗi đau của mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông nhấn mạnh: “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”.

Từ năm 1995, ông đã kiến nghị: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ”. Trong buổi làm việc cuối cùng, chiều 23.5, ông nói với tôi về ý định sẽ viết chung một cuốn sách với một người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài Gòn. Ông coi đó như là một biểu tượng của tinh thần hoà giải. Năm 1997, khi vừa nhận chức, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tôi, Thủ tướng Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.

Từng là một nhà lãnh đạo chiến tranh xuất sắc, đúng như lời Thủ tướng Phan Văn Khải, ít ai có thể so sánh bản lĩnh chính trị với ông. Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của Võ Văn Kiệt không phải là những giá trị giáo điều. Chính trị “tối cao” đối với ông là “Dân”. Điều gì có thể đoàn kết mọi người dân Việt Nam. Điều gì có thể nhanh chóng đưa lại cơm no áo ấm cho mọi người Việt Nam là ông chủ trương. Ông Võ Văn Kiệt đề nghị “giương cao ngọn cờ dân tộc” không phải từ một ý tưởng xuất hiện tình cờ.

Ông đúc kết điều đó qua sự trải nghiệm bằng máu của chính ông, của những đứa con, của người vợ mà ông vô cùng yêu dấu.

Theo Sài Gòn tiếp thị/ Bee.net


Read More Add your Comment 1 comments


Trung Quốc yêu cầu Nga rút khỏi biển Đông



Sau khi “cảnh báo” Ấn Độ về việc thăm dò dầu khí ở biển Đông, Trung Quốc hôm qua lại có động thái tương tự với Nga.

Khi được hỏi về việc các công ty Việt Nam và Nga ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở biển Đông, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định: các công ty không liên quan tới tranh chấp khu vực hãy tránh xa nơi này.

Hồng Lỗi chém gió

Ông tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi ở biển Đông. Chúng tôi hy vọng tranh chấp có thể giải quyết thông qua đối thoại giữa các nước liên quan. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể thỏa hiệp và tránh việc để nước ngoài can thiệp vào tranh chấp”.

Ngoài Nga, Trung Quốc cũng khẳng định các công ty không phải của các quốc gia ở biển Đông tránh liên quan tới tranh chấp trong khu vực. Về tranh cãi tại Hoàng Sa và các vùng nước liền kề, ông Lưu khẳng định Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trực tiếp và tham vấn với các nước liên quan trên cơ sở tôn trọng lịch sử và luật pháp quốc tế.

Đây không phải là những động thái mới của Trung Quốc. Trước đó, họ cũng hành động tương tự khi Ấn Độ muốn thăm dò dầu khí ở biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Vu Lan (theo Times of India)


Read More Add your Comment 0 comments


Hình ảnh Việt Nam đánh bật quân đội Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979



Những hình ảnh chân thực về những ngày đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (tháng 2-1979).

Thám báo Trung Quốc bị bắt khi đột nhập vào Việt Nam

Chiến sĩ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Lê Đình Chinh bị lính Trung Quốc sát hại khi ngăn cản các hành vi khiêu khích, thời điểm trước 17-2-1979

Trước Ải Nam Quan

Lính TQ vượt sông tràn vào VN

Xe tăng Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam (17-2-1979)

Hỏa lực của lính Trung Quốc tấn công, đánh chiếm điểm cao Hà Giang

Thị xã Lạng Sơn bị lính Trung Quốc phá hủy (2-1979)

Đạn pháo Trung Quốc tàn phá Cao Bằng.
Lính Trung Quốc đánh chiếm thị xã Cao Bằng (17-2-1979)

Bệnh viện Trùng Khánh ( Cao Bằng) đổ nát

Thay quân lên chốt (Cao Bằng 1979)

Gùi nước tiếp tế cho đồng đội trên điểm cao (Vị Xuyên, Hà Giang 1980)


Cầu Kỳ Cùng (Lạng Sơn) bị đánh sập (2-1979)

Lính TQ phá đường tàu.

Điểm danh quân số trước khi hành quân lên chốt (Lào Cai, 1979)


Nữ chiến sĩ thông tin đảm bảo liên lạc tại trận địa Lào Cai (1979)

Nữ dân quân Móng Cái, Quảng Ninh sẵn sàng giáng trả địch

Quân dân Hà Nội sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc

Và họ phải đền tội

Người chết ngổn ngang trên núi Lão Sơn



Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra, chỉ huy bộ đội trên biên giới

Tổ nuôi quân theo sát chiến sĩ lên chiến hào

Vạn chuyển vũ khí cho trận địa bằng trực thăng

Chuyển hàng lên biên giới

Dùng không quân chuyển quân từ chiến trường K ra tiếp viện cho biên giới phía Bắc (2-1979)

1 lính Trung Quốc bị bắn gục khi định cắm cờ chiếm điểm cao tại Lạng Sơn

Lính sơn cước Trung Quốc bị tiêu diệt trên đường mòn sang Việt Nam

Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt tại mặt trận Cao Bằng (2-1979)


Máy bay Mig của Trung Quốc xâm nhập không phận Việt Nam và bị bắn hạ


Lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh (1979)

Tù binh Trung Quốc bị bắt sống tại mặt trận Hoàng Liên Sơn

Lại là tù binh Trung Quốc


Tù binh TQ- bài học mà Đặng Tiểu Bình muốn dạy Việt Nam là thế này chăng?


Read More Add your Comment 0 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved