Bài viết mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng thăm và làm việc với huyện Ba Tơ



Sáng 14/3, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ba Tơ về tình hình kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Ban Đảng Tỉnh ủy; một số sở, ban ngành của tỉnh.

-> Tiểu sử Võ Văn Thưởng: Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ngải

Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Viết Nho-Bí thư Huyện ủy Ba Tơ đã báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền của huyện Ba Tơ năm 2011 cũng như định hướng trong năm 2012. Năm 2011, kinh tế huyện Ba Tơ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông-lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại-dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất đạt gần 400 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 243 tỷ đồng; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt trên 71 tỷ đồng, Tuy nhiên, đối với địa bàn huyện miền núi, nông-lâm nghiệp vẫn là chính trong cơ cấu kinh tế.

Vo Van Thuong
Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Tơ.

Huyện Ba Tơ hiện có hơn 97.000 ha rừng. Đây là thế mạnh của huyện trong việc phát triển kinh tế rừng, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Năm 2011 toàn huyện còn gần 6.400 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 46% tổng số hộ trong huyện.

Trong công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng và củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên. Đến nay, Đảng bộ huyện có 58 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức vụ trưởng, phó các cơ quan, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì huyện Ba Tơ vẫn còn một số hạn chế, đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; chất lượng dạy và học ở một số trường học còn thấp; tình trạng học sinh bỏ học còn diễn ra, nhất là các xã vùng cao; vẫn còn để xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là bệnh “lạ” ở xã Ba Điền.
Công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ thoát nghèo chưa nhiều, diện tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn còn diễn ra; tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế; việc qui hoạch cán bộ, nhất là cơ sở thực hiện chưa đảm bảo qui trình, chất lượng chưa cao; tinh thần phê và tự phê bình ở một số cấp ủy đảng, đảng viên chưa mạnh, việc kiểm tra của các chi, đảng bộ cơ sở còn yếu, có những vụ việc nảy sinh ở cơ sở chậm phát hiện và giải quyết chưa kịp thời, có vụ kéo dài, chưa kiên quyết…

Tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ Phạm Viết Nho đề xuất, kiến nghị với tỉnh một số vấn đề như: Xin bổ sung 1 phó bí thư Huyện ủy phụ trách phong trào xã, thị trấn; bổ nhiệm lãnh đạo một số phòng ban thiếu nhưng không đủ chuẩn theo qui định của Tỉnh ủy…

Tỉnh sớm cho chủ trương tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Ba Tơ (30/10/1972-30/10/2012). Nâng cấp Trường THCS Dân tộc Nội trú thành Trường THPT dân tộc nội trú; đổi tên thị trấn Ba Tơ thành thị trấn Ba Đình; giải quyết một số dự án còn vướng mắc…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Cao Khoa-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Ba Tơ trong tất cả các lĩnh vực từ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đến xây dựng Đảng, chính quyền.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian đến, huyện Ba Tơ cần xác định những công trình trọng điểm để ưu tiên đầu tư, không đầu tư dàn trãi; trong đó chú trọng đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a; thực hiện tốt công tác dạy nghề, xóa đói giảm nghèo; phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế lâm nghiệp…

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng đã ghi nhận những kết quả mà huyện Ba Tơ đã làm được trong thời gian qua. Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, so với các huyện miền núi thì Ba Tơ là địa phương phát triển khá đều trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên huyện vẫn còn một số mặt hạn chế. Trong thời gian đến, huyện Ba Tơ cần tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy; nhất là Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp nhanh và bền vững ở các huyện miền núi.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn tới 46%, vì vậy nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của huyện trong những năm đến là giảm nghèo. Huyện phải tính đến các biện pháp hỗ trợ cho người dân giảm nghèo nhanh và bền vững. Để làm được điều này cần phải tích cực hỗ trợ sản xuất, gắn kết dạy nghề với tạo việc làm cho nông dân. Thúc đẩy chăn nuôi, để làm sao để chăn nuôi trở thành hàng hóa, tạo thu nhập cho người dân địa phương.

Cần quan tâm đến việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giáo dục đào tạo nâng cao dân trí, khắc phục tình trang học sinh bỏ học. Phải nâng cao hiệu quả của các trạm y tế, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh ban đầu.

Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: Huyện cần triển khai tốt việc học tập, quán triệt các nghị quyết của TƯ, của tỉnh. Cần quan tâm đến xây dựng đội ngũ, đào tạo, đào tạo lại và chăm lo cho đội ngũ cán bộ một cách tích cực hơn. Đổi mới phương thức công tác, phương thức lãnh đạo của đội ngũ cán bộ các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý huyện Ba Tơ cần phải rà soát, tính toán công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ. Phải xây dựng cho được một tập thể thống nhất, đoàn kết. Tập trung làm tốt công tác cải cách hành chính, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày một gắn bó. Xây dựng mặt trận tổ quốc, các hội đoàn thể ngày càng vững mạnh…

Theo (QN)


Read More Add your Comment 0 comments


Tiểu sử Võ Văn Thưởng: Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ngải



Để tránh những luồng thông tin sai sự thật và trả lời cho câu hỏi ông Võ Văn Thưởng là ai? Tập Viết Báo xin cung cấp thông tin đầy đủ về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của: Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ngải Võ Văn Thưởng

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng

Họ và tên: Võ Văn Thưởng – sinh năm 1970

Quê quán: Vĩnh Long;

Thạc sỹ Triết học

Quá trình công tác:

+ 1986 – 1988: Đoàn viên xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long.

+ 1988 – 1993: Đoàn viên, Phó Bí thư, Chủ nhiệm CLB lý luận trẻ; Bí thư Đoàn Khoa, Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

+ 11/1993 – 12/1999: Cán bộ, Phó Ban, Trưởng Ban Đại học- Trung học chuyên nghiệp Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh (10/1996); ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP.Hồ Chí Minh, ủy viên Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, ủy viên BCH T.Ư Đoàn (1997); Đảng ủy viên-Bí thư Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

+ 1/2000-11/2002: Chủ tịch Hội Sinh viên TP.Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; Phó Bí thư Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh (5/2001); đại biểu Hội đồng nhân dân TP.Hồ Chí Minh (1999-2004).

+12/2002-11/2004: Uỷ viên Ban thường vụ T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.Hồ Chí Minh; Bí thư Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh (3/2003); Thành ủy viên (10/2003).

+ 12/2004-10/2006: Bí thư quận ủy quận 12 TP.Hồ Chí Minh, Thành ủy viên.

+ 4/2006: Tại ĐH toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng.

+ 10/2006: Được bầu làm Bí thư thường trực BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá VIII.

+ 1/2007: Được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá VIII; Tháng 3/2007 được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.

+ Đại biểu Quốc hội khoá XII.

+ Ngày 20/12/2007, tại Hội nghị lần thứ nhất BCH T.Ư Đoàn khoá IX, được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá IX.

+ Tháng 1, 2011, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

+ Ngày 11/08/2011, ông được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.


Read More Add your Comment 3 comments


 

© 2010 Chú Ba Dũng All Rights Reserved